Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Ý kiến và những bài học rút ra từ vụ nữ sinh lớp 6 trường THCS Phan Bội Châu bị giáo viên đánh chết


Vụ nữ sinh lớp 6 Trường THCS Phan Bội Châu vừa tử vong sau khi bị cô giáo đánh bằng thước kẻ vì không thuộc bài đã một lần nữa dấy lên một làn sóng phẫn nộ và cảnh tỉnh về kỹ năng sống, ứng xử cũng như tư cách của những người làm nghề gõ đầu trẻ , đặc biệt là những người trong ngành giáo dục mầm non , tiểu học , qua đó nhìn nhận lại cách giảng dạy của một số trường đào tạo như các trường trung cấp mầm non , các trường cao đẳng sư phạm .






Vì không thuộc bài, em L.T.P.H , lớp 6/7 Trường THCS Phan Bội Châu, TP HCM đã bị cô giáo môn công nghệ phạt bằng cách bắt em nằm lên bàn và lấy thước đánh vào mông mà không biết rằng em có tiền sử về bệnh động kinh , dẫn đến cái chết thương tâm . Dù về sau cô giáo ấy vô cùng ân hận nhưng cũng đã quá muộn ,mạng người không thể đền . Còn dư luận thì đang đặt ra câu hỏi : phải chăng sử dụng roi vọt đang trở nên quá phổ biến trong các trường học , và liệu con em mình có bị như vậy không ? Một giáo viên của một trường mầm non có tiếng trên địa bàn HN nêu quan điểm cá nhân : “Cô giáo bây giờ không như ngày trước , áp lực từ ban giám hiệu nhà trường về thành tích , áp lức từ những phụ huynh kỳ vọng vào cô giáo cũng như con em mình muốn nó học giỏi khiến cho các thày cô nhiều khi giảng dạy sai hướng , những thày cô giáo trẻ là những người chưa quen chịu được những áp lực đấy và dùng roi vọt là cách đơn giản nhất để quản lý và đưa các em vào nề nếp “ . Nhiều em bắt chép phạt không chịu , lại còn quậy phá ngang tàng ,không coi thày cô giáo ra gì , thì dùng roi vọt là cách tốt nhất .


Vậy câu hỏi được đặt ra là , thày cô giáo không có quyền đánh học sinh, .nhưng nếu các em không học bài, ồn ào nói chuyện riêng trong lớp học, quậy phá ,chửi bậy, đánh nhau mặc dù đã được nhắc nhở răn đe nhiều lần thì giáo viên , nhất là những giáo viên trẻ có những biện pháp nào khác ngoài dùng roi vọt để quản lý trẻ ? Quan điểm này được phản ứng một cách trái chiều , không ít giáo viên nói rằng : về nguyên tắc, việc đánh học trò dù vì bất cứ lý do gì cũng đều là sai nhưng tùy từng trường hợp, đánh nhẹ nhàng một vài roi để các em biết điều hơn , cảm nhận được sự nghiêm khắc cần thiết của thày cô cũng là điều cần thiết , nhất là với những trẻ ương bướng , hay phá phách . Nhưng ngược lại , số đông , ngay cả những người trong nghề vẫn lên án việc “thương cho roi cho vọt” của giáo viên. Cô Phạm Thu Lan , một giáo viên mầm non lại có ý kiến : “Tôi cũng là một giáo viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm còn ít , nhất là kinh nghiệm quản lý trẻ hư , tuy nhiên chưa bao giờ tôi phạt học trò của mình bằng cách như cách của cô giáo trường Phan Bội Châu , điều này là không được phép và trái với những gì trược đây tôi được dạy khi học trung cấp. Ngoài dạy học ra tôi còn dạy các em làm người, phát triển toàn diện nhân cách của các em. Có thể nguyên nhân cô giáo đánh vào mông không phải là nguyên nhân chính khiến học sinh tử vong, tuy nhiên cô giáo cũng sẽ rất hối hận về việc làm của mình.



Việc các trường trung cấp mầm non và cao đẳng sư phạm hiện nay chỉ chú trọng việc dạy kiến thức cho các giáo viên tương lai mà ít quan tâm đến “dạy người” ,một phần nữa là công tác tuyển sinh vào các trường sư phạm chưa thật sự toàn diện nên chất lượng đầu ra không thật sự tốt , các giáo viên thiếu hụt kỹ năng sư phạm , dẫn tới những sự việc thương tâm như vừa rồi . Cần phải có những biện pháp quyết liệt và cải cách một cách toàn diện để chấm dứt tình trạng trên . có như vậy những người làm trong nghề sư phạm mới không còn bị mang tiếng và cha mẹ phụ huynh học sinh mới an tâm gửi gắm tương lai con cái mình cho những người làm thày làm cô .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét