Ngày nay
, tiếng anh đã trở thành môn học bắt buộc ngay từ cấp tiểu học , nhiều gia đình
còn cho con em mình học thêm ngay từ khi còn
rất nhỏ , khi còn đang học nhà trẻ mẫu giáo . Nhưng bắt trẻ phải tiếp cận
một ngôn ngữ mới , không phải là tiếng mẹ đẻ quá sớm như vậy liệu có tốt ?
Thực tế
hiện nay , các trường trung
cấp mầm non cũng đã bắt đầu đưa tiếng anh làm môn học chính , 1 số trường
còn làm một trong những môn thi tốt nghiệp , các trường muốn trang bị cho những
giáo viên mầm non tương lai kỹ năng tiếng anh tốt để có thể đưa vào giảng dạy
cho trẻ sau này . Tại các trường mầm non liên kết hoặc 100% vốn nước ngoài ,
giáo viên phải biết tiếng anh cũng là điều bắt buộc . Tại những ngôi trường này
, trẻ sẽ được giảng dạy song song hoặc hoàn toàn bằng tiếng anh , nhiều buổi sẽ
do giáo viên bản địa phụ trách . Có nhiều
ý kiến trái chiều về vấn đề này , một bộ phận ủng hộ vì cho rằng trang bị cho
trẻ tiếng anh từ nhỏ sẽ giúp trẻ tự tin giao tiếp cũng như có cơ hội thành công
hơn sau này , tuy nhiên nhiều người lại cho rằng không nên nhồi nhét quá nhiều
kiến thức khi mà trẻ còn chưa phát triển toàn diện và đầy đủ , khi nói tiếng mẹ
đẻ còn chưa sõi . Trong những năm đổ lại đây đã bắt đầu xuất hiện tình trạng trẻ
4 5 tuổi nói giỏi tiếng anh nhưng tiếng việt thì chỉ bập bẹ , đây là hậu quả của
việc đầu tư lệch của cha mẹ , sính ngoại và quá chú trọng vào ngoại ngữ khi các
bé còn quá nhỏ .
Khi được
hỏi ý kiến các phụ huynh trên địa bàn Hà Nội , đa số vẫn tán thành việc cho trẻ
học tiếng anh ngay từ khi học các lớp mầm ,lớp lá , tuy nhiên dạy có chừng mực
, vừa phải để trẻ chỉ cần hiểu căn bản và tập làm quen không bị bỡ ngỡ về sau .
Ý kiến này cũng được hầu hết đa số các hiệu trưởng , giáo viên mầm non trên địa bàn ủng hộ. Thay
vì dạy song song và nặng tính lý thuyết , chỉ cần dạy trẻ thuộc bảng chữ cái ,
chơi các trò chơi đơn giản có lồng vào những từ tiếng anh như ghép chữ , đố vui
... là đã có thể giúp trẻ làm quen , được học mà không cảm thấy nhàm chán hay
áp lực .
Dạy tiếng
anh cho trẻ ngay từ các lớp mầm non không phải là không đem đến hiệu quả , quan
trọng là cách nhìn nhận và tiếp cận của người lớn về vấn đề này nếu biết giảng
dạy đúng cách và phân bổ khối lượng cũng như thời gian hợp lý . Tránh tình trạng
nhồi nhét , ép buộc và đặt nặng thành tích cho trẻ .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét