Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Học gì khi bằng đại học không còn nhiều giá trị


Trong khi các bạn học sinh đều chọn ĐH là bước đi tiếp theo cho mình sau khi học xong cấp ba, thì nhiều bạn đã chọn cho mình hướng đi mới – học trung cấp, học nghề.”




Cả lớp đều làm trái nghề


NTV tốt nghiệp khoa Địa lý Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, đến nay cũng chưa xin được công việc đúng ngành học sau hai năm tốt nghiệp. Hiện V. đang làm nhân viên trực tổng đài cho một công ty điện thoại để nuôi sống bản thân. V. tâm sự bạn quyết định chọn thi vào khoa Địa lý vì người tư vấn nói học ngành này có thể ra làm giáo viên, khảo cổ, hướng dẫn viên du lịch hoặc khí tượng thủy văn. Khi học đến năm ba, khoa phân ngành, V. chọn hướng dẫn viên du lịch vì bạn thật sự yêu thích ngành học này.

Tuy nhiên, khi ra trường V. mới biết học ngành này không thể đủ điều kiện xin việc làm. V. cho biết bạn xin vào làm cho một công ty du lịch tại TP.HCM. Với ngoại hình xinh đẹp và khá cao, V. được phía công ty nhận ngay. Nhưng công việc của V. không phải là làm hướng dẫn viên như mong muốn mà chỉ đi theo đoàn du lịch để hỗ trợ những công việc vặt như nhặt rác trên xe, liên hệ mua đồ dùng cho khách, lo nhà nghỉ, tổng hợp giấy tờ sau chuyến đi…

“Mình hỏi tại sao như vậy, phía quản lý công ty chỉ nói ngành mình học chung chung quá. Nếu mình muốn làm hướng dẫn viên du lịch thì phải chờ năm năm nữa để học nghề. Mình làm được ba tháng thì xin nghỉ vì tốt nghiệp ĐH mà làm công việc tạp vụ coi sao được” – V. nói. xin tiếp vào hai công ty bất động sản với vai trò nhân viên tư vấn. Do không có kiến thức về kinh doanh nhà, đất nên sau hai tháng V. không giới thiệu bán được căn hộ nào nên bị chuyển sang bộ phận lễ tân. “Vì lương thấp quá nên mình lại xin nghỉ” – V. nói.

Sau đó V. quyết định đi học thêm nghiệp vụ sư phạm tại Trường ĐH Sư phạm TP để về quê dạy học. Nhưng khi học xong V. bị nhiều trường từ chối vì họ chỉ tuyển đúng ngành sư phạm. Bí quá, V. đành phải xin vào làm trực tổng đài một công ty điện thoại.

“Mình nghĩ sinh viên tốt nghiệp một trường thuộc ĐH Quốc gia chắc sẽ được ưu ái khi tìm việc, vậy mà lấy được bằng rồi mới thấy khó. Lớp mình có khoảng 40 bạn theo ngành du lịch, tốt nghiệp cũng toàn khá giỏi nhưng hầu hết đều đi làm trái ngành” – V. chia sẻ.


Bằng ĐH mất giá, nên chọn ngành gì để học?


Theo thống kê của Bộ LĐ- TB&XH, tính tới quý III-2014, cả nước có 174.000 người có trình độ đại học (ĐH) và trên ĐH thất nghiệp. Thậm chí cử nhân tìm kiếm học lên cao để tránh thất nghiệp. Trước thực trạng này, nên học gì để ổn định sau này?


Trong khi các bạn học sinh đều chọn ĐH là bước đi tiếp theo cho mình sau khi học xong cấp ba, thì nhiều bạn đã chọn cho mình hướng đi mới – học trung cấp, học nghề. Ba năm học THPT cộng thêm 4 năm học ĐH, công sức thời gian bạn bỏ ra không hề nhỏ nhưng lại nhận được thực trạng như trên. Được đào tạo ngay trên ghế nhà trường, ra trường bạn sẽ tự tin vào tay nghề của mình – đó là ưu điểm lớn nhất mà học trung cấp, nghề mang lại. Được hướng nghiệp đúng, lựa chọn đúng con đường sẽ giúp bạn thuận lợi hơn để tới tương lai của mình. Học trung cấp, nghề không phải là yếu kém hơn ĐH, mà đây là con đường sẽ phù hợp hơn với rất nhiều bạn. Yêu thích nghề sư phạm bạn có thể học trung cấp mầm non, thích đầu bếp bạn có thể học nghề nấu ăn… Hãy chọn con đường theo đúng đam mê, sở thích của mình!!!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét