Tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non

Trường trung cấp kỹ thuật tồng hợp Hà Nội tuyển sinh hệ sự phạm trung cấp mầm non và tiểu học

Vai trò của nghề sư phạm mầm non

Từ trước đến nay , sư phạm luôn được coi là nghề cao quý , là ngành nghề được xã hội quan tâm, sư phạm mầm non lại là nghạch đặc biệt trong nghề sư phạm . Nói đến mầm non là nói đến trẻ nhỏ , những mầm ươm tương lai của đất nước , vì vậy muốn theo nghề đòi hỏi phải có lòng yêu trẻ thơ cũng như tâm huyết với nghề

Liên thông trung cấp lên đại học , 1 cách nhìn mới

Theo quy chế của bộ Giáo Dục hiện nay , những bạn đã tốt nghiệp Trung Cấp đều có thể thi liên thông lên đại học

Trở thành giáo viên mầm non , có khó khăn ?

Thực trạng giáo viên mầm non còn thiếu hụt nhiều, nếu bạn ước mơ, muốn theo đuổi nghề sư phạm thì đây thực sự là cơ hội cho bạn bước tiếp tới tương lai của mình. Không đủ năng lực hay may mắn để vào ĐH thì hãy lựa chọn một con đường khác phù hợp hơn với mình, chỉ cần bạn không từ bỏ ước mơ của mình.

Đại học không phải là con đường thành công duy nhất

Tại Việt Nam hiện nay , rất nhiều các bậc phụ huynh đều nghĩ và muốn hướng con cái mình vào các trường đại học sau khi tốt nghiệp bậc THPT , với nhiều người , vào ĐH là con đường duy nhất để con cái mình thành công sau này , nhưng liệu điều đó có thật sự đúng ?

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Học cao đẳng liệu có tốt hơn học trung cấp ?

Cao đẳng và trung cáp là 2 ngạch học thấp hơn đại học , nếu chỉ nói về bằng cấp , rõ ràng cao đẳng hơn trung cấp , nhưng mặt khác , học trung cấp lại có những lợi thế khác mà cao đẳng không có được .




Nếu nói về các ngành như sư phạm ,xây dựng thì học trung cấp sư phạm mầm non và trung cấp xây dựng không hề thua kém về mặt kiến thức cũng như về giáo trình chuyên môn . Sở dĩ cao đẳng học 3 năm và trung cấp học 2 năm là do các bạn học cao đẳng được học thêm 1 năm các môn đại cương như chính trị , cơ sở Mác - Lê Nin .... Xét về mặt thời gian , học trung cấp có lợi hơn khi thời gian học ngắn , đồng nghĩa với tiền học cũng ít hơn .

Thời gian để học liên thông cũng là 2 năm như nhau , cao đẳng chỉ có lợi thế hơn một chú đó là có thể được liên thông ngay , còn trung cấp thì cần 2 năm đi làm kinh nghiệm , tuy vậy đây không phải là lợi thế quá lớn .
Tuy có giáo trình như nhau , nhưng đầu vào  của các trường trung cấp dễ hơn hẳn các trường cao đẳng . 1 số trường trung cấp thi đề riêng , nhưng một số trường xét tuyển thẳng , trong khi đó , đề thi cao đẳng cũng là tương đối khó so với các bạn có học lực trung bình .

Để nói một cách cả khách quan và chủ quan ,với nhiều ngành nghề hiện nay ,có thể thấy học trung cấp là cách hoc thuận lợi và hay hơn khá nhiều so với học cao đẳng , tất nhiên còn nhiều yếu tố nữa để đánh giá , nhưng nhìn một cách sơ lược thì  đây là ý kiến được đa số công nhận .




Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Cấm điện thoại trong lớp học tại Tây Ban Nha

Những lời than phiền của giáo viên về bài giảng bị gián đoạn, tình trạng gian lận, bắt nạt nhau trên mạng đã khiến cho một khu vực ở Tây Ban Nha cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp.



Trong nỗ lực hàng ngày để học sinh chú ý nghe giảng, giáo viên tại một khu vực của Tây Ban Nha đã phải nhờ đến chính quyền. Từ đầu tháng này, một luật mới ở Castilla – La Mancha cấm trẻ mang điện thoại thông minh và các thiết bị tương tự vào lớp học.Đối với nhiều trường học trong khu vực, luật này đơn giản chỉ hỗ trợ thêm cho những quy định mà họ đưa ra trong nhiều năm. Giờ đây, bất kỳ học sinh nào lén lút mang điện thoại vào trong phòng có thể mất quyền ra chơi, hoặc nếu vi phạm nhiều lần thì sẽ bị giam giữ.
Luật trên được đưa ra sau khi có nhiều giáo viên than phiền vì bài giảng liên tục bị gián đoạn cũng như những lo lắng của họ về việc dùng điện thoại để gian lận – hiệu trưởng Jesus Martinez của trường Fernando de Rojas cho biết.
Trong những năm gần đây, khi điện thoại trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của nhiều học sinh tuổi teen, giáo viên cũng lo lắng về tình trạng đe dọa trên mạng ngày một gia tăng.
Trường của ông cũng đã cấm điện thoại từ nhiều năm nhưng học sinh vẫn tiếp tục lén lút mang đến.
“Luật này hỗ trợ cho những gì chúng ta đang cố gắng làm” – ông nói với đài phát thanh Cadena.
Tuy nhiên, luật trên có cho phép một số ngoại lệ. Bất kỳ giáo viên này muốn kết hợp điện thoại vào bài giảng có thể xin phép mang các thiết bị điện tử vào lớp học.
Vào năm 2014, một cuộc thăm dò thấy rằng 94% người Tây Ban Nha từ 16-35 tuổi có một chiếc điện thoại, 56% học sinh thừa nhận sử dụng điện thoại trong lớp mặc dù đã bị cấm.
Ở khu vực Galicia, các nhà chức trách đang bàn bạc liệu xem một lệnh cấm tương tự trên toàn trường có cần thiết không, trong khi nhiều trường đang tự mình đưa ra lệnh cấm điện thoại trong lớp học.

Chọn cách "sống chung với lũ"
Tuy nhiên, trong khi nhiều nơi cấm điện thoại thì tại trường Torre del Palau ở Terrassa, Catalonia, điện thoại di động lại trở thành một phần của chương trình học. “Tốt hơn hết là sống chung với lũ” – hiệu trưởng Avaristo Gonzalez nói.
4 năm trước, nhà trường đã quyết định cho phép mang điện thoại vào lớp học với điều kiện học sinh phải để chế độ yên lặng và để trong ba lô. Trong các môn học như Truyền thông kỹ thuật số và viễn thông, học sinh được khuyến khích dùng điện thoại để tạo ra các ứng dụng hoặc ghi hình.
“Trong thực tế ngày nay, thông tin đến từ nhiều nguồn. Hệ thống giáo dục của chúng ta phải dựa trên thực tế này” – ông Gonzalez nói – “Đây không phải tương lai mà là hiện tại”.


Theo Guardian

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Học trung cấp không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ


Hiện nay để học đại học hay cao đẳng không còn là điều quá khó khăn , chỉ cần các bạn có học lực trung bình khá là cũng có thể chọn được những trường đại học phù hợp với sức học của mình . Vì vậy việc học trung cấp như trung cấp sư phạm mầm non , trung cấp dược ... trong những năm gần đây khá bị xem nhẹ và không được quan tâm cũng như hiểu đúng nghĩa .




Xuất phát từ việc đầu vào trung cấp tương đối dễ dàng , một số trường trung cấp còn không tổ chức thi tuyển mà xét thẳng học bạ để nhận học sinh , nhiều bạn học sinh đã mang tâm lý học trung cấp thì dễ như đi chơi . Điều này là hoàn toàn sai lầm , có thể việc nhập học là không có gì khó khăn , nhưng giáo trình , kiến thức , cường độ học tập tại các trường trung cấp không hề dễ thở hơn so với các trường cao đẳng đại học , nếu không có sự chăm chỉ cũng như nghiêm túc trong quá trình học , sinh viên hoàn toàn vẫn phải học lại thi lại hay thậm chí không thể ra được trường .  Những bạn học trung cấp ngoài những môn đại cương như chính trị  , giáo dục thể chất , thì những môn đặc thù của các ngành như năng khiếu ca hát của mầm non , vẽ của kiến trúc cũng là điều bắt buộc các bạn phải học tập .


Bạn Nguyễn Văn Tuấn , học sinh khoa xây dựng trường trung cấp kỹ thuật tổng hợp Hà Nội cho biết “ Mới vào mình cũng nghĩ như mọi người là học ở đây nhàn , nhưng vào học mới biết cũng không hề dễ dàng , năm đầu do mình mải chơi và chủ quan , mình đã phải học lại mất 4 môn , năm nay chăm chỉ hơn nhưng do giáo trình khá khó và nặng , mình cũng đã nợ mất 1 môn và đang cố gắng đợt tới trả nợ “ .





Vấn đề giáo trình trung cấp không nhẹ nhàng hơn là bao so với các trường cao đẳng bởi bộ giáo dục và đào tạo muốn nâng tầm chất lượng ngạch trung cấp ,muốn trang bị cho các bạn có được hành trang vững vàng khi tốt nghiệp do trước đây bộ thả lỏng và hậu quả là nhiều sinh viên học trung cấp khi ra trường kiến thức và tay nghề đều yếu kém hơn so với các sinh viên học cao đẳng đại học rất nhiều .


Nhưng xét cho cùng , học được hay không vẫn là do ý thức của mỗi người , tuy giờ đây giáo trinh học trung cấp đã khó và nặng hơn khá nhiều so với hồi trước , nhưng cũng không phải là điều gì quá to tát để các bạn sinh viên không thể vượt qua . Nếu chăm chỉ , ham học hỏi thì mọi thứ đều sẽ được giai quyết một cách đơn giản .

Cậu bé thần đồng ngày xưa bây giờ ra sao ?

Cách đây 1 thập niên, chuyện cậu bé thần đồng Nguyễn Hoàng Thân, người dân tộc Tày biết đọc từ 3 tuổi và giành được nhiều giải thưởng sáng tạo khoa học khi mới 5 tuổi đã từng được báo chí khai thác và lan truyền khắp nước. Sau vầng “hào quang” đó, cuộc sống của cậu bé ấy thế nào?




Đặc cách từ lớp 1 lên lớp 3

Nguyễn Hoàng Thân sinh năm 2000 tại Định Hoá, Thái Nguyên trong một gia đình không mấy dư dả. Người phát hiện ra tài năng thiên bẩm đặc biệt của Thân là ông Cung Văn Hóa (SN 1936, đồng đội cũ của ông ngoại Thân). Năm 2003 trong một lần về bản Duyên chơi, ông Hóa tình cờ thấy Thân đọc vanh vách dòng chữ nhỏ in trên bao thuốc lá và tấm danh thiếp một cách dễ dàng. Nghĩ cậu bé có khả năng đặc biệt, ông Hóa bèn thử thêm và hết sức ngạc nhiên. “Lúc ấy nhà cháu nghèo lắm nên tôi đề nghị gia đình cho tôi đón cháu xuống Hà Nội để rèn giũa, phát triển tài năng cháu thành viên ngọc sáng”, ông Hóa nhớ lại.

Từ ngày Thân theo ông Hóa xuống thành phố học tập, em chưa ốm đau, quấy khóc ngày nào. Ông Hóa coi đó là duyên phận gặp được Thân, nên dành khoản lương hưu ít ỏi của mình đầu tư cho cậu bé. Hàng ngày ông đèo Thân đi học, đến các cuộc thi, nhận giải thưởng, bằng khen trên chiếc xe đạp cũ; nhiều ngày hai ông cháu cặm cụi làm thiết bị sáng tạo trong căn nhà 10m2. Năm Thân lên 5, cậu bé được đặc cách vào học tại trường Tiểu học Đại Kim nhờ phần mền Toán học thông minh. Chỉ 2 ngày sau, nhà trường đặc cách tiếp, cho Thân lên thẳng lớp 3 nhưng ông Hóa không đồng ý, chỉ cho cậu bé lên học lớp 2. Thời gian đó, báo chí đã gọi cậu bé là “thần đồng” hay “siêu thần đồng”.



Hoàng Thân được vinh dự chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trong ngôi nhà nhỏ ở khu đô thị Kiến Hưng (Hà Đông) giờ vẫn còn treo chi chít bằng khen, những bức ảnh đánh dấu thành công của “thần đồng” Nguyễn Hoàng Thân từ khi cậu mới 4 tuổi. Trong số đó, bức ảnh được treo cao nhất ở giữa là hình Thân vinh dự chụp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi cậu bé 5 tuổi trong lần đoàn tham dự cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng toàn quốc đến nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu.

Ông Hóa xúc động nhìn bức ảnh và kể lại, Thân là thành viên nhỏ tuổi nhất đoàn, lại đoạt giải nên được bắt tay Đại tướng. Đại tướng hỏi Thân lớn lên có nguyện vọng gì. Thân trả lời muốn trở thành một nhà khoa học hoặc bác sỹ để cứu chữa bệnh cho người nghèo, bà con dân tộc.



Ông Hóa cùng Hoàng Thân trao đổi bài vở (ảnh do nhân vật cung cấp)
Từng “trượt dốc” nghỉ học
Tuy nhiên, một thời gian dài sau “hào quang” ấy, Thân “trượt dốc”, thậm chí có lần bỏ học 5-6 buổi khi đang học lớp 8. Ngay sau khi nhận được phản ánh của nhà trường, ông Hóa đã gặng hỏi Thân. Cậu rụt rè tâm sự vì sợ cô giáo mắng khi chưa hoàn thiện phần mềm thiết kế học tập để tham gia cuộc thi.

“Có thời gian Thân bị xao nhãng học tập vì áp lực tâm lý nặng nề từ các cuộc thi ở nhà trường. Dù gì Thân vẫn chỉ là một đứa trẻ, khi bị đặt ra quá nhiều yêu cầu cao cũng như kỳ vọng lớn thì tự nhiên sẽ gây ra trạng thái chán nản”, ông Hóa nói thêm.

Biết vậy, nên ông Hóa luôn tìm cách để Thân có được cuộc sống bình thường, tránh xa áp lực của danh hiệu “thần đồng”. Giờ đây ở tuổi 14, Thân đang học  lớp 11 tại trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội). Thân chia sẻ, em vẫn đảm bảo học lực khá và có sở trường với môn Toán, Hóa. Dù dành nhiều thời gian ôn cho kỳ thi đại học vào năm tới, nhưng Thân cùng ông Hóa vẫn không ngừng nghiên cứu để có nhiều công trình sáng tạo tham dự các cuộc thi. Thân cũng đang gấp rút hoàn thành thiết bị giảng dạy Lịch sử thông minh để tham gia cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc năm 2015.

Cuộc sống còn nhiều khó khăn,  nhưng niềm vui của ông Hóa là thấy Thân khôn lớn, đoạt nhiều giải thưởng và phát huy được khả năng của mình. Nhưng ông cũng lo lắng rằng tài năng của Thân sẽ mai một nhất là khi giờ đây: “Thân là một đứa trẻ đặc biệt, tài năng của cháu nên được bồi dưỡng thường xuyên. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải đào tạo nhân tài như thế nào để cống hiến, giúp ích cho đời. Vì vậy, tôi mong muốn cháu Thân sẽ được nhà nước hỗ trợ, đào tạo thêm”.

                                                                                                                    Theo anninhthudo.vn

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Sinh viên hiện nay quá kém tiếng Anh

Ngày 23/12, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã tổ chức Hội thảo tập huấn “Triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường theo lộ trình Đề án Ngoại ngữ 2020”.
    Tại hội thảo, ThS Bùi Thị Diệu Quyên, khoa Ngoại ngữ, ĐH Tây Bắc cho biết, để chuẩn bị triển khai đề án ngoại ngữ, trường đã khảo sát đầu vào đối với hơn 2.500 sinh viên (SV).
    Kết quả cho thấy, 99% SV có trình độ chưa đến A1 (theo khung tham chiếu châu Âu). Khi trường tổ chức một lớp tiếng Anh tăng cường, thí điểm với 30 SV đã có năng lực tiếng Anh tương đương cấp A1 thì lớp không thể tồn tại lâu dài do SV “rơi rớt” dần. Kết quả lớp phải kết thúc chương trình sau hai tháng triển khai vì chỉ còn vài SV học. Tìm hiểu thì được biết, động cơ tham gia lớp học của SV chỉ là để thi lấy chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn B1 của châu Âu. Trường không tổ chức thi lấy chứng chỉ nên SV không còn động cơ đến lớp.
    Tương tự, TS Huỳnh Công Minh Hùng, Tổ Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nêu, kết quả kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh của SV khóa 40 (2014-2015) được thực hiện đồng bộ cho 2.113 SV cho thấy, chỉ 80/2.113 SV đạt trình độ B1 (3,78%); 342 em đạt trình độ bậc 2 (16,18%) và có gần 60% SV đạt dưới trình độ bậc 1.
    Theo TS Hùng, đa phần SV đến từ các tỉnh không được học tiếng Anh hoàn chỉnh ở bậc THPT nên kiến thức cơ bản không đủ để bắt đầu chương trình tiếng Anh trung cấp ở bậc ĐH. Bên cạnh khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tăng thời lượng chương trình… nhà trường cố gắng điều chỉnh, bổ sung chương trình giảng dạy ngoại ngữ không chuyên để nhằm đạt chuẩn đầu ra cho SV.

    Theo http://phunuonline.com.vn

    Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

    Đừng để áp lực đè nặng lên vai các sỹ tử mùa thi

    Chỉ còn khoảng nửa năm nữa là kỳ thi cao đẳng đại học đầy cam go và khốc liệt sẽ tới , tại giờ phút này, rất nhiều sỹ tử đã bắt đầu cảm thấy áp lực đè nặng lên vai . Nhất là những bạn được bố mẹ gia đình hướng nghiệp vào những ngành hot , nơi có tỷ lệ choi rất cao và điểm đầu vào ngất ngưởng .



    Điều đó hoàn toàn không tốt cho tâm lý các em , có thể thay vì vào những khoa hot trường hot mà khẳ năng đỗ không cao , mà có khi ra trường còn thừa thãi nhân lực như kế toán , xây dựng ... Các em  có thể thi vào các trường khác sức cạnh tranh thấp hơn rất nhiều mà nguồn nhân lực xã hội còn thiếu , ra trường hoàn toàn có thể có việc làm ngay lập tức như thủy lợi , sư phạm . Đối với những bạn có sức học khá đổ lại , để thi đỗ vào những khoa kế toán , quản trị kinh doanh của những trường top đầu như kinh tế quốc dân , ngoại thương ... là điều không tưởng , chọn những trường vừa phải với những khoa vừa phải là lựa chọn vô cùng sáng suốt .

    Với những bạn có sức học trung bình yếu , đừng bắt buộc phải áp đặt mình phải thi đại học khi sức học không đủ , việc học trung cấp là lựa chọn cần thiết để trút bỏ gánh nặng và áp lực .Những trường như trường trung cấp sư phạm mầm non , trung cấp dược , trung cấp kế toán..... luôn là những điểm đến an toàn và hợp lý cho các bạn . Cũng phải nói ngay , học trung cấp rõ ràng không thể bằng đại học hay cao đẳng  , nhưng lợi thế của các bạn học trung cấp là chỉ học 2 năm , sau đó có thể ra trường đi làm ngay lập tực và buổi tối vẫn có thể học liên thông được , một con đường tuy dài hơn nhưng an toàn và cũng rất sáng .

    Rút ra từ kinh nghiệm bản thân ,ngày xưa do quá áp lực ,nên thậm chí trước đêm thi đại học tôi vẫn giở sách ra ôn , cuối cùng vẫn trượt đại học 1 cách không tưởng tượng được ,kinh nghiêm rút ra rằng các bạn nên cố gắng làm thế nào tâm lý càng thoải mái  , áp lực càng nhỏ càng tốt . Lựa sức học , khả năng , niềm đam mê của mình với ngành nào để lựa chọn đúng con đường đi của mình sau này .



    Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

    Vấn đề chung của các bạn trẻ hiện nay : khởi nghiệp theo số đông và phong trào

    Có lần tôi tình cơ đọc được 1 bài báo của một người Nhật nhận xét về người Việt Nam chúng ta , đó là người Việt cũng rất chăm chỉ, không kém người Nhật là bao ,nhưng luôn muốn làm theo những cái gì đã có sẵn , đã có người làm trước , chỉ tay đặt việc mà ít suy nghĩ để đột phá hay thay đổi . Điều này không hẳn là đúng, nhưng nếu đặt vào một số người và 1 số bộ phận lao động , thì rất chuẩn xác , mà chuẩn nhất ở đây là những bạn trẻ mới ra trường khởi nghiệp .

    Tôi có một người em họ , năm ngoái vừa kinh doanh quần áo và chỉ sau 4 tháng phải dẹp tiệm , lý do vì thấy bạn bè làm ăn cũng ổn , với gia đình cũng khá giả , cô ấy xin cha mẹ một số vốn không nhỏ để mở một cửa hàng quần áo sau khi được bạn bè tư vấn và chỉ đường mách nước . Nhưng kinh nghiệm kinh doanh chưa có , trước đây lại học chuyên ngành chả liên quan gì tới thời trang may mặc và cả 1 chút kém duyên , khách vào shop cứ thưa thớt dần , lãi không đủ trả tiền thuê nhà chứ chưa nói đến tiền công sức của bản thân . Chỉ sau 4 tháng , không thể chiu nổi áp lực và gánh được khoản tiền ngày một âm , cô đành thanh lý quần áo và tạm thời từ bỏ ý định làm bà chủ để xin vào làm nhân viên ở một công ty tư nhân . 


    Nhiều bạn , khả năng rất tốt , nhanh nhẹn và được đánh giá là có tương lai sáng và thăng tiến nhưng lại bị mắc phải một vấn đề là thiếu bạo dạn và khởi nghiệp theo lối mòn của những người khác , cuối cùng sau bao năm vẫn chỉ dậm chân tại chố , chỉ là một nhân viên bình thường trong môt công ty cũng hoàn toàn bình thường với một mức lương vừa đủ , không phát huy được hết kiến thức và khả năng của mình .




    Với những bạn học những ngành đang gặp khó khăn hoặc quá thừa nhân lực hiện nay như xây dựng , kế toán ... , các bạn cũng đang loay hoay tìm việc và khởi nghiêp mà không nghĩ tới những con đường táo bạo nhưng dễ xin việc hơn như học tiếp trung cấp một số ngành đang hot và thiếu nhân lực như trung cấp sư phạm mầm non , trung cấp dược .... , chỉ học 1 năm nhưng thành quả thu lại là rất nhiều . Kết quả là vẫn thất nghiệp và không biết đâu là hướng đi tiếp theo cho mình . 


    Khởi nghiệp là bước đi đầu tiên trong đường sự nghiệp của các bạn , một chút đột phá và không đi theo số đông có khi sẽ giúp các bạn có một sự nghiệp sáng và thành công sau này .







    Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

    Tốt nghiệp đại học thất nghiệp , đi học tiếp ngành khác để xin việc liệu có muộn ?

    Theo thống kê mới nhất , tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2014 là 1,84% ,nhưng nhiều chuyên gia cho rằng , con số này là không thực tế và chưa phản ánh được thực trạng việc làm hiện nay ở nước ta . Với cách đào tạo đại trà nhưng không dàn trải mà tập trung dồn vào một số ngành hot , nhiều sinh viên học đại học ra trường , trên tay là những tấm bằng khá giỏi nhưng vẫn lâm vào cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành trái nghề .  Có nhiều hướng đi cho các bạn trong hoàn cảnh này , 1 trong những hướng đi đó là học tiếp văn bằng của 1 ngành khác dễ xin việc hơn .



    Có nhiều cách để học tiếp , như học văn băng 2 đại học hay học thêm bằng trung cấp sư phạm các ngành đang còn thiếu nhân lực như trung cấp sư phạm mầm non , trung cấp dược . Nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học mang tâm lý chán nản và nghĩ rằng mình đã nhiều tuổi nên không muốn học nữa , đó là suy nghĩ rất sai lầm , nhất là với những bạn đang cầm tấm bằng trên tay nhưng vẫn đang thất nghiệp . Học văn bằng 2 đại học hay học trung cấp chỉ mất thêm 1 đến 2 năm của bạn , hơn nữa , thường các bạn sẽ được học vào buổi tối . Tại ngạch trung cấp , những bạn tốt nghiệp đại học khi muốn học thêm văn bằng 2 trung cấp sẽ chỉ mất 1 năm để theo học , học phí cũng thấp hơn học văn bằng 2 đại học khá nhiều . Hơn nữa , không như ngày xưa học đại học các bạn thường chọn trường chọn khoa theo cảm tính , sở thích hay sắp đặt của cha mẹ ,khiến cho sau này khi ra trường khó tìm việc làm , thì nay khi đã đủ chín chắn suy nghĩ về định hướng của mình , học tiếp văn bằng 2 đại học hay học thêm bằng trung cấp là một hướng đi đầy chính xác và đúng đắn .



    Bạn Hoàng Anh ,một sinh viên từng tốt nghiệp đại học xây dựng với tấm bằng khá trên tay cho biết cách đây 3 năm , sau khi tốt nghiệp , bạn rất khó khăn trong việc xin việc làm bởi lúc bạn ra trường là lúc ngành xây dựng nhà đất ảm đạm nhất , sau gần 1 năm ngồi nhà và thêm nửa năm làm việc linh tinh khác ,quyết tâm để có một tương lai ổn định ,  bạn đã cất tấm bằng đại học và đi học trung cấp dược , một ngành chẳng liên quan gì tới những gì bạn được học trên giảng đường. Vừa mới tốt nghiệp được gần nửa năm, nay Hoàng Anh đã đi làm cho một cửa hiệu thuốc khá lớn trong thành phố và có thu nhập ổn định .


    Có thể thấy ,những ngành như trung cấp sư phạm mầm non , y , dược lúc nào cũng trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực , chỉ cần học 1 năm trung cấp các bạn hoàn toàn có thể đi làm ngay lập tức mà không còn đeo theo nỗi lo ra trường thất nghiệp . Lúc đó các bạn cũng chỉ mới 23 , 24 tuổi , vẫn còn rất trẻ để khởi đầu cho sự nghiệp mới . Học không bao giờ là đủ , và càng không bao giờ là muộn , để có được một sự nghiệp và tương lai vững chắc , học tiếp là một quyết định đầy đúng đắn và hợp lý cho những ai còn đang loay hoay với con đường phía trước của mình .

    Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

    Học sinh kém tiếng anh , lý do vì sao ?

    Cách đây chưa lâu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh rằng: “Thi Ngoại ngữ bắt buộc là thông điệp cho toàn xã hội, rằng từ nay, ngoại ngữ quan trọng không kém Toán, Văn. 
    Chúng ta không được quên là bây giờ Việt Nam thực chất là một bộ phận của nền kinh tế thế giới rồi. Chúng ta đảm bảo đào tạo con em chúng ta tới đây phải là công dân toàn cầu. Có những người ví von là bây giờ mà ɫhông biết Ngoại ngữ giống như ra trận mà không có súng”.
    Quan điểm của Phó Thủ tướng đã được đông đảo dư luận ủng hộ, bởi thời gian qua có hàng nghìn học sinh khi đã tốt nghiệp PTTH vẫn rất kém tiếng Anh, thậm chí khi tốt nghiệp đại học vẫn không thành thạo tiếng Anh. 
    Để làm rõ hơn nguyên nhân vì sao nhiều học sinh chưa giỏi tiếng Anh, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận những chia sẻ của bà Laura Ann Murphy - Phó Giám đốc Chương trình Quốc tế Trường Trung học Wellspring (người có nhiều năm kinh nghiệm làm Giáo viên tiếng Anh ESL cho các trường Quốc tế tại Việt Nam và Văn học Anh cho các trường phổ thông tại Hoa Kỳ).
    Chào bà Laura! Cảm ơn bà đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này. Theo kinh nghiệm giảng dạy của bà thì vì sao người Việt Nam nói chung và nhiều học sinh Việt Nam học mãi mà không giỏi tiếng Anh?
    Bà Laura Ann Murphy -  Trường Trung học WellspringTôi cho rằng học sinh Việt Nam đang học tiếng Anh đều có những nỗ lực và thành quả nhất định đáng ghi nhận. Tôi cũng cho rằng việc chuyển dịch tiếng Việt sang tiếng Anh là rất khó, vì hai ngôn ngữ này rất khác nhau. Hầu hết những người học ngoại ngữ đều chịu ảnh hưởng của hai vấn đề chính là thiếu và không có điều kiện thực hành tiếng hiệu quả.
    Để hiểu được tiếng Anh, bạn cần phải được cọ sát với nhiều chủ đề đa dạng. Hầu hết phụ huynh và học sinh Việt Nam mới chỉ quan tâm đến viêc con cái mình học đến trang nào, phần nào so với các bạn cùng lứa mà quên đi rằng đó không phải là cách đúng để khuyến khích con học.
    Cách tốt nhất để có thể tiếp thu được ngôn ngữ hiệu quả là phải tập trung nâng cao khả năng của từng học sinh. Điều này có nghĩa rằng các bạn có thể học rất chậm nhưng nội dung học cần có sự tiếp cận các chủ đề khác nhau trong tiếng Anh chứ không chỉ học hết sách nọ sách kia để qua được các kỳ thi.


    Yếu tố quan trọng thứ hai là việc thực hành. Học sinh chỉ sử dụng tiếng Anh ở trường hoặc với người nước ngoài, nhưng thực tế là nếu bạn muốn dùng tiếng Anh thành thạo, bạn phải có cơ hội sử dụng nó nhiều hơn cả lúc ngoài trường học. Tôi biết đây là một hạn chế rất lớn của học sinh Việt Nam.
    Đó là vì được học ngoại ngữ quá muộn hay do phương pháp học sai?
    Bà Laura Ann Murphy: Tôi nghĩ là do cả hai nguyên nhân, nhưng có lẽ vấn đề nằm nhiều ở phương pháp, như tôi đã nói ở trên.
    Nhiều gia đình ở Việt Nam hy vọng con em mình sẽ học giỏi ngoại ngữ để có cơ hội tìm kiếm các học bổng du học. Bà có thể chia sẻ các phương pháp giúp con họ giỏi ngoại ngữ?
    Bà Laura Ann Murphy: Tôi khuyên các bạn nên là những học sinh tích cực trong lớp. Bạn không nên chỉ lắc đầu nếu bạn không hiểu hoặc không biết điều gì. Hãy đặt câu hỏi thường xuyên chính là cách tốt nhất để học. Cố gắng sử dụng tiếng Anh hàng ngày, nghe nhạc hoặc xem chương trình ti vi bằng tiếng Anh. Đối với môn viết thì học sinh cũng có thể có một cuốn nhật ký để viết lại những việc làm hoặc suy nghĩ hằng ngày của mình, hoặc thậm chí có thể viết ra những câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình.
    Ngoài ra, thói quen đọc sách cũng hỗ trợ rất tốt, nó là chìa khóa để làm được những việc trên. Nếu một đứa trẻ bắt đầu đọc sớm thì chúng cũng học được nhiều từ mới, ngữ pháp và thực  hành nói tiếng Anh sớm hơn. Tôi luôn khuyến khích học sinh của mình đọc càng nhiều sách tiếng Anh càng tốt.
    Theo bà, ở độ tuổi nào thì trẻ tiếp thu ngoại ngữ nhanh nhất?
    Bà Laura Ann Murphy: Trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm càng tốt.
    Hiện nay các trung tâm anh ngữ tại Việt Nam đang dạy các chương trình khác nhau, vậy phụ huynh làm thế nào để có thể định hướng tốt nhất cho con mình, để học được một chương trình xuyên suốt mà không bị ngắt quãng, để cuối cùng con họ có thể hòa nhập tốt tại các trường phổ thông hoặc đại học ở Mỹ hoặc Anh?
    Bà Laura Ann Murphy: Không có giáo trình nào là đúng hay chuẩn cả. Quan trọng là học sinh có được học đúng trình độ của mình không. Tôi biết rất nhiều trung tâm sử dụng giáo trình khó để phụ huynh yên tâm, tuy nhiên việc này không có ích lợi gì. Học sinh phải được học đúng trình độ thì mới có được sự tự tin và hứng thú với môn học.
    Điều gì bà thấy khó nhất khi dạy ngoại ngữ cho học sinh Việt nam?
    Bà Laura Ann Murphy: Tôi thấy ở Việt Nam rất khó để khuyến khích học sinh suy nghĩ độc lập và sáng tạo. Đặc biệt trong tiếng Anh, cách tốt nhất để học là phải chủ động và sáng tạo thì lại càng khó, mặc dù tôi hiểu rằng đó không phải là cách truyền thống ở Việt Nam. 
    Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này! Chúc bà luôn làm tốt công việc của mình, giúp cho nhiều học sinh của Việt Nam học thật giỏi tiếng Anh.

    Theo giaoduc.net.vn

    Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

    Hạn chế của việc học đại học so với học trung cấp

    Tâm lý chung , các bậc phụ huynh luôn muốn con cái mình được học đại học , các em học sịnh cuối cấp cũng mong mình có thể được bước chân vào giảng đường . Học trung cấp chỉ là hướng đi cuối cùng mà cha mẹ cũng như các em nghĩ tới . Nhưng liệu có phải việc học đại học hoàn toàn hơn việc học trung cấp ?

    Trung bình để học đại học , 1 sinh viên phải mất 4 năm , trong khi đó học trung cấp chỉ là 2 năm , điều đó giúp các em có thể sớm đi làm kiếm tiền trang trải cho bản thân . Với những bạn có hoàn cảnh khó khăn ,đây là thuận lợi không hề nhỏ . Hiện nay , các trường trung cấp luôn đào tạo những ngành nghề còn thiếu trong xã hội như trung cấp sư phạm mầm non , trung cấp dược , trung cấp nấu ăn ... chứ không dàn trải đa ngành nghề như các trường đại học , các bạn học trung cấp những ngành này ra trường hầu hết đều ngay lập tức có việc làm , trong khi đó rất nhiều bạn học đại học ra trường bị thất nghiệp do học những ngành đã quá nhiều người học và nhu cầu lao động đang thừa thãi .




    Nếu nói về bằng cấp , bằng đại học tất nhiên có giá trị hơn bằng trung cấp rất nhiều , đó là lợi thế không nhỏ cho các bạn sau này khi ra trường , nhưng lợi thế to lớn của các bạn học trung cấp đó là được chú trọng vào giảng dạy thực hành , phần lớn các bạn học trung cấp sau khi ra trường đều có kỹ năng cũng như tác phong nghề nghiệp tốt do đã được đào tạo và cọ sát rất nhiều trong khi học . Trong khi đó , tuy kiến thức và tư duy tốt hơn , nhưng nhiều bạn học đại học ra trường vẫn loay hoay nghề nghiệp do không định hướng được cũng như kỹ năng và kinh nghiệp còn quá ít .

    Một điểm vượt trội nữa khi học trung cấp đó là vấn đề tài chính , do chỉ mất 2 năm học , tiền học của các bạn sẽ được giảm đi đáng kể ,với những bạn phải lên thành phố học sống xa gia đình , kèm theo đó là tiền sinh hoạt phí , tiền phòng trọ , điện nước vì thế cũng ít hơn rất nhiều so với các bạn phải học 4 đến 5 năm đại học . Ngoài ra , hiện nay bộ giáo dục và đào tạo đang trợ cấp kinh phí rất lớn cho ngạch trung cấp để thúc đẩy vấn đề việc làm , điều đó khiến tiền học phí khi học trung cấp rất thấp , phù hợp cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa muốn tạo dựng cho mình 1 nghề nghiệp vững chắc để lập nghiệp sau này

    Không thể nói học trung cấp là tốt hơn đại học , điều này là sai hoàn toàn , nhưng việc học trung cấp cũng là một hướng đi mới mẻ và rất đúng đắn cho các bạn học sinh sinh viên , không nhất thiết phải học đại học mới có thể thành công , học trung cấp cũng là một trong những con đường ngắn để các bạn đạt được những ước mơ hoài bão của mình .

    Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

    Giỏi lướt web , mù tin học .....

    Đây là thực trạng chung của nhiều học sinh hiện nay , giỏi chơi game , giỏi lên mạng lướt web , nhưng những kiến thức như tin học văn phòng , tin học cơ bản thì gần như chỉ lại bằng 0 ...

    Theo một cuộc khảo sát mới đây tại một trường trung học phổ thông ,chỉ vỏn vẹn chừng 20% được loại giỏi, 30% loại khá và trung bình, số còn lại yếu kém. Điều đáng ngạc nhiên là có nhiều em đã có chứng chỉ A tin học (chứng chỉ nghề) ở lớp 9 để cộng điểm, nhưng lên lớp 10 lại không hiểu gì. Thậm chí, ngay cả làm bài trắc nghiệm về tin học cơ bản, các em cũng làm sai .

    Tuy nhiên, nếu được hỏi về internet, các trang web giải trí, game online… thì các em rất rành rọt. Tôi đã từng thử bằng bảng khảo sát giữa tin học cơ bản và internet tại một lớp học và thấy các em làm bài trắc nghiệm về tin học cơ bản sai quá nhiều.



    Điều đáng buồn hơn là ngay cả những thao tác đánh chữ tiếng Việt bằng hai phần mềm Vietkey và Unikey, các em đều lớ ngớ. Để đánh được một đoạn văn bản chừng 200 từ, nhiều em phải mất 20 - 30 phút. Còn đánh chữ không dấu thì các em lướt các ngón tay nhanh như gió.
    Nhưng nói đi, phải nói lại. Nhìn chung, những kiến thức cơ bản về tin học ở 3 năm trung học phổ thông còn quá dàn trải, nặng, lan man. Điều đó đã làm các em ngán ngẩm và ít chú tâm trong việc học tập. Trong khi đó, môn tin học là môn phụ, tiết học quá ít, giáo viên không có thời gian để cho các em thực hành trên máy nhiều hơn.
    Thành ra, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc dạy và học môn tin học ở trường phổ thông chỉ theo kiểu “cho có lệ”.
    Dẫu biết rằng môn tin học chỉ để tập cho các em làm quen với vi tính, nhưng học là để hiểu, để thích thú, để ứng dụng, chứ không phải học để đối phó.

    Chứng chỉ A tin học cộng điểm thi tốt nghiệp lớp 9 và lớp 12 là một ví dụ điển hình. Các em chỉ học để mong được cộng 1 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp, nên đâm ra học qua quýt, không xem tin học là ngành hữu dụng. Có nhiều em kể lại rằng, giáo viên gác thi lấy bằng A tin học rất dễ, nên có thể quay cóp ở phần thi lý thuyết, thậm chí giáo viên giám thị còn hướng dẫn thí sinh làm bài ở phần thi thực hành. Điều này đã làm các em lười vận động trí não (đặc biệt là ở phần Excel), ỷ lại và xem nhẹ môn tin học.
    Thiết nghĩ, để môn tin học thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần đổi mới việc dạy môn học này sao cho linh hoạt, hạn chế phần lý thuyết, để các em có thời gian thực hành trên máy nhiều hơn.
    Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên cho con cái đi học tin học ở các lớp bên ngoài ngay từ khi các em còn nhỏ, tập cho các em quen dần với tin học, để sau này khi vào trung học phổ thông, các em không bỡ ngỡ.

    Theo phunuonline

    Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

    Hướng đi nào cho các bạn học sinh nếu thi trượt đại học

    Kỳ thi đại học luôn là kỳ thi đầy cam go và căng thẳng , và với những bạn đã có định hướng hay được gia đình kỳ vọng cao , trượt đại học là một kết quả tồi tệ và là áp lực ghê gớm với bản thân .



    Nhiều bạn loay hoay không biết phải làm gì sau khi mình trượt đại học , một số bạn chọn cách ở nhà ôn thi thêm 1 năm , có những bạn thì vào trường đại học nguyện vọng 2 với những môn học , chuyên ngành không mong muốn và đúng sở thích , khả năng của mình . Các bạn không để ý rằng , cón một con đường khác , đó là học trung cấp . Thay vì phải ở nhà ôn thi thêm 1 năm mà kết quả chưa chắc đã khả quan hơn năm đầu hoặc đi học đại học nhưng vào những trường và những chuyên ngành không phù hợp với bản thân , các bạn có thể học trung cấp đúng chuyên ngành mình thích , ví dụ như nếu trượt đại học sư phạm , chúng ta có thể đi học trung cấp sư phạm mầm non , tiểu học , hay trượt đại học khoa kế toán , các bạn có thể hoàn toàn đi học trung cấp kế toán , chỉ mất 2 năm và nhanh chóng ra trường đi làm ,.. không những vậy các bạn vẫn có thể vừa đi làm vừa đi học liên thông lên đại học. Một số phụ huynh và cả các bạn học sinh vẫn coi nhẹ và không quan tâm học trung cấp , nhưng hiện nay , học trung cấp đang là một hướng đi mới đầy tươi sáng cho những bạn trượt đại học , rất nhiều bạn đã thành công con đường sự nghiệp với chỉ tấm bằng trung cấp trong tay . Thực tế cũng cho thấy , các công ty hiện nay đang có xu hướng tuyển những bạn học trung cấp ra bởi các bạn có tay nghề tương đối vững do được đào tạo trong tâm và thực hành nhiều . Với tình trạng thừa thày thiếu thợ như hiện nay , học trung cấp là một hướng đi rất sáng cho các bạn trẻ . nhất là những bạn do điều kiện chủ quan và khách quan trượt các trường đại học , cao đẳng .


    Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

    Sau trận thua khó tưởng tượng trên sân nhà , các cầu thủ Việt Nam bị nghi bán độ

    Sau khi có một trận đấu quả cảm trên sân Malaysia , đội tuyển Việt Nam háo hức và hừng hực khí thế cho trận lượt về trên sân Mỹ Đình , tuy nhiên bất ngờ lớn nhất và khó tưởng tượng nhất đã xảy ra khi đội tuyển của chúng ta thua lấm lưng trắng bụng 2 - 4 , sai lầm của hàng thủ đã giết chết mọi nỗ lực của hàng công . Trong trận đấu này , người chơi nổi bật nhất là tiền đạo Lê Công Vinh khi anh ghi cả 2 bàn thắng cho đội nhà , còn người chơi tệ hại nhất là hậu vệ cánh trái Nguyễn Văn Biển , anh góp mặt trực tiếp 2 sai lầm dẫn tới 2 bàn thua của đội tuyển Việt Nam . Huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam, ông Tosiya Miura phải thốt lên rằng "Đây là trận đấu tồi tệ nhất trong sự nghiệp cầm quân của tôi " . Nhìn vào kết quả cũng như lối chơi tệ hại và ngớ ngẩn của hàng thủ đội tuyển Việt Nam , nhiều người đã hoài nghi việc đội tuyển của chúng ta có bạn độ hay không ?!




    Ông Lê Hùng Dũng , lãnh đạo VFF đã nhờ lực lượng công an điều tra vụ việc này , điều này dấy lên những luồng dư luận trái chiều , có người ủng hộ , có người thì cực lực phản đối , trong đó các cầu thủ đội tuyển Việt Nam . Thành Lương , Tiến Thành , Phước Tứ , Tấn Tài đều đã lên tiếng , các anh cho rằng tiền bán độ cũng chẳng hơn được tiền thưởng nếu các anh thắng ,mà còn mất đi danh dự , mất tất cả thì ai muốn và dám bán độ . Hầu hết dư luận cũng cho rằng , trận thua do sự yếu kém của hàng thủ và không có dấu hiệu tiêu cực , tất cả sẽ được sáng tỏ trong thời gian tới đây khi công an đã vào cuộc . Thua trận , đội tuyển Việt Nam tan giấc mơ vào chung kết và lần thứ 2 được nâng chiếc cúp vô địch Đông Nam Á , điều mà nhiều người đã nghĩ đã có thể có trong tầm tay !

    Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

    Những mặt còn yếu của các trường mầm non công lập tại nước ta

    Trong những năm qua , giáo dục mầm non là ngành được bộ giáo dục và đào tạo cũng như nhà nước đặc biệt quan tâm và đầu tư . Tuy vậy , vẫn còn một số hạn chế cũng như thiếu sót .

    Hạn chế lớn nhất phải nói đến là cơ sở vật chất , hầu hết các trường mầm non công lập hiện nay cơ sở vật chất còn thiếu hoặc đã cũ . Những trường ở những thành phố lớn như Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh tỷ lể trường chưa đạt chuẩn lên tới gần 30% , con số này ở các tỉnh khác cao hơn rất nhiều , đây là điều đáng phải lưu tâm . Kèm theo đó , chất lượng giáo viên cũng chưa cao , có điều này là do các trường trung cấp sư phạm mầm non tại nước ta hiện nay còn ít , chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo .



    1 vấn đề có thể thấy rõ là hiện nay các trường mầm non tư thục "mọc như nấm sau mưa" , các bậc cha mẹ cũng bắt đầu hướng con mình vào các trường này , lý do ở đây cơ sở vật chất tốt hơn , đãi ngộ tốt hơn nên các ông bố bà mẹ cho rằng giáo viên cũng sẽ nhiệt tình và chuyên môn tốt hơn , dù điều này không phải lúc nào cũng đúng . Thực tế các trường tư thục hiện nay đang trong tình trạng "thượng vàng hạ cám" , có những trường được liên kết với nước ngoài có cơ sở vật chất , giáo viên và giáo trình rất tốt  , nhưng cũng có những trường điều kiện còn kém hơn cả các trường công lập nhỏ . Do chưa được quản lý chặt ,điều kiện để thành lập trường tư thục đơn giản , dẫn tới sự cẩu thả của những người mang danh thày giáo , cô giáo dạy trẻ , nhiều vụ việc đáng tiếc vẫn xảy ra ở các trường tư , điển hình như vụ bạo hành trẻ nhỏ mới đây tại 1 trường mầm non ở Hồ Chí Minh đã dấy lên hồi chuông báo động cho những bậc làm cha làm mẹ .

    Điều thứ 2 phải nhắc đến đó là học phí , các trường công lập bao giờ học phí cũng rẻ hơn so với trường tư thục do được nhà nước tài trợ nguồn kinh phí , tuy nhiên những năm gần đây , do xu hướng gửi con vào các trường tư thục , số tiền phụ huynh phải bỏ ra là cao hơn khá nhiều do trường tư thục học phí và các khoản phụ thu bao giờ cũng cao hơn trường công lập , cá biệt một số nơi còn cao hơn gấp 5 6 lần . Nếu các trường công được đầu tư và quan tâm đúng mức , điều này sẽ không xảy ra , cha mẹ sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí không hề nhỏ .

    Với nguồn nhân lực giáo viên mầm non còn khan hiếm như hiện nay , tình trạng giáo viên kém trình độ , kém ý thức vẫn sẽ còn xảy ra do công tác đào tạo "ẩu" và mang tính thời vụ . Để khắc phục điều này , nhà nước cần quan tâm đầu tư đào tạo để có thể cho ra những thày giáo , cô giáo nuôi dạy trẻ chất lượng và tâm huyết với nghề . Hiện nay trên địa bàn Hà Nội , cũng đã bắt đầu có 1 số trường đào tạo uy tín và chất lượng như trường trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội với chương trình trung cấp sư phạm mầm non , hay trường cao đẳng sư phạm ... Để giải quyết triệt để vấn đề khan hiếm và chất lượng giáo viên mầm non , ban ngành cần đẩy mạnh và nhân rộng hơn nữa những chương trình đào tạo này .


    Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

    Khi nào thì nên học trung cấp

    Hiện nay , ở nước ta , có được tấm bằng đại học là lợi thế và là hành trang rất tốt để bước ra ngoài xã hội , và tâm lý chung ai cũng muốn mình dắt lưng được một tấm bằng đại học , cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được bước chân vào giảng đường để sau này có tương lai sáng lạn hơn .

     Không thể phủ nhận rằng , học đại học đã trở nên quá phổ biến , để được bước chân vào những ngôi trường ấy không còn là điều quá khó khăn như trước đây . Nhưng, không phải ai cũng có thể thực hiện được nguyện vọng ấy , vì cả những lý do chủ quan lẫn khách quan . Và khi đấy, học trung cấp là một hướng đi mới mà nhiều bạn trẻ đã lựa chọn cho mình , vậy khi nào thì nên học trung cấp ?



    Có nhiều bạn trẻ , do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc học không được tập trung , có những bạn học hết cấp 2 đã phải bỏ học đi làm phụ giúp cha mẹ , những bạn khá hơn thì cố học hết trung học phổ thông , nhưng phải vừa học vừa làm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức học của các bạn , khiến cho cánh cửa cao đẳng đại học chở nên xa vời . Cũng có những bạn , vì chút ham chơi tuổi trẻ mà bỏ bê việc học hành dẫn tới trượt đại học . Khi đấy , học trung cấp là hướng đi cứu cánh cho các bạn , những ngành như trung cấp sư phạm mầm non , trung cấp kinh tế , trung cấp dược ... đang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ .

    Để thi vào các trường trung cấp không hề khó , chỉ cần các bạn nắm được kiến thức căn bản nhất là đã có thể thi đỗ , giáo trình cũng không hề nặng mà thường tập trung vào thực hành nên đa số các bạn có thể theo học , thời gian học cũng ngắn , chỉ hơn 2 năm nên các bạn có thể sớm ra trường đi làm gây dựng sự nghiệp cho mình . Bạn Nguyễn Thu Hiền từng theo học trung cap su pham mam non chia sẻ "Trước đây hết lớp 12 mình thi trượt đại học và không biết phải làm gì , học gì tiếp , áp lực gia đình lại quá lớn khiến cho mình đợt đó bị stress nặng , sau khi tham khảo từ nhiều người mình quyết định đi học trung cấp mầm non và sau 2 năm học , giờ mình đã ra trường đi làm được 1 thời gian và có thu nhập ổn định , mình thấy không phải chỉ học đại học mới là tốt  , học trung cấp tuy bằng cấp thấp hơn nhưng được chú trọng nhiều thực hành nên mình khá tự tin với kỹ năng của mình khi ra trường " .

    Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều trường trung cấp chất lượng như trung cấp sư phạm , trung cấp ngân hàng , trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội ... với những chuyên ngành tuyển sinh như trung cấp kế toán doanh nghiệp , trung cấp sư phạm mầm non ... đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học . Mọi con đường đều dẫn tới thành công , khi là các bạn có sự quyết tâm , chăm chỉ và luôn biết cầu tiến trong học tập cũng như công việc , thành công chắc chắn sẽ đến với các bạn .

    Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

    Tầm quan trọng của tiếng anh với nghề sư phạm mầm non

    Tiếng anh đã trở thành ngôn ngữ vô cùng thông dụng , những bạn trẻ khi bước ra con đường lập nghiệp muốn thăng tiến và thuận lợi trong công việc thì việc học tiếng anh gần như là điều kiện bắt buộc . Những bạn làm cho công ty liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài thì tiếng anh còn là điều kiện đầu tiên bắt buộc . Thực tế tại các trường đại học hiện nay , tiếng anh cũng là môn chính quy từ lâu , điều này giúp các bạn sinh viên có kỹ năng và nguồn kiến thức tiếng anh tốt khi ra trường . Vậy tại các trường cao đẳng , trung cấp như trung cấp sư phạm mầm non, tiếng anh có cần thiết không ?



    Theo cuộc khảo sát gần đây của bộ giáo dục và đào tạo , tỷ lệ giáo viên mầm non thông thạo tiếng anh còn khá thấp , chỉ khoảng trên 15% , điều này chứng tỏ các trường cao đẳng , trung cấp trong ngành còn chưa quan tâm giảng dạy đúng mức môn này , đấy là một thiệt thòi không nhỏ cho các bạn sinh viên sau này . Tại Việt Nam hiện nay , các trường mầm non tư thục đang phát triển rất mạnh , trong đó các trường liên kết với nước ngoài chiếm một tỷ lệ không nhỏ , các trường này thường có cơ sở vật chất tốt hơn các trường tư thục nội , đãi ngộ lương thưởng cũng cao hơn cho các giáo viên mầm non . Nhưng đi kèm với những điều đó thì yêu cầu đòi hỏi những người làm nghề nuôi dạy trẻ cũng cao hơn , và điều đầu tiên đó chính là tiếng anh . Để được làm việc trong những trường tư thục liên doanh hay 100% vốn nước ngoài ,điều kiện tiên quyết cho các bạn muốn vào trường giảng dạy đó là tiếng anh phải thông thạo , điều này là hoàn toàn hợp lý vì giáo trình , giao tiếp trong những ngôi trường này hoàn toàn bằng tiếng anh , không biết tiếng anh hiển nhiên sẽ không được nhận và không làm được việc . Vì vậy , những giáo viên không thông thạo tiếng anh sẽ rất thiệt thòi vì không thể vào làm tại những ngôi trường này - điều kiện và đãi ngộ luôn cao hơn các trường trong nước . Qua đó có thể thấy rằng , tiếng anh cũng là môn rất quan trọng cho nghề sư phạm mầm non và cần được ngành , các trường quan tâm đào tạo hơn nữa .

    Hiện nay cũng có một số trường đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này và đang chú trọng đầu tư vốn tiếng anh cho những học sinh theo học , điển hình nhất là trường trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội với chương trình tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non, đến học tại ngôi trường này  ngoài những môn chuyên ngành sư phạm , các bạn sinh viên còn được quan tâm và đầu tư tiếng anh vì tiếng anh đã được đưa vào là môn bắt buộc . Vì vậy ,trường trung cấp tổng hợp Hà Nội đang là điểm đến lý tưởng đang được các bạn trẻ có ước muốn trở thành giáo viên mầm non quan tâm trong thời gian gần đây .


    Người khiếm thị tìm việc làm còn khó khăn

    Tỉ lệ học sinh khiếm thị được đi học trên cả nước chỉ đạt 7%, tỉ lệ người khiếm thị được học nghề và có việc làm chỉ khoảng 15%. 
    Cơ hội nghề nghiệp ít ỏi do định kiến người khiếm thị chỉ có thể làm một số công việc nhất định (như matxa, nhạc công, nhân viên nghe điện thoại, nghề thủ công...).
    Thực trạng này được đưa ra tại hội thảo “Hỗ trợ người khiếm thị học tập và học nghề” do khoa công tác xã hội Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức sáng 6-12.
    Người khiếm thị được đến trường đã khó, người khiếm thị tìm được công việc để tự nuôi sống bản thân còn khó hơn. Thực trạng về khả năng học văn hóa và học nghề cũng như tìm việc của người khiếm thị được đưa ra tại hội thảo cho thấy cơ hội hòa nhập dành cho họ còn quá ít ỏi.
    Sinh viên khiếm thị gặp nhiều rào cản ở môi trường ĐH, họ phải nỗ lực hòa nhập và học tập như những sinh viên bình thường dù khả năng tiếp thu của họ hoàn toàn khác.
    Ngoài các vấn đề di chuyển, giáo trình, việc tiếp thu bài giảng có sử dụng thiết bị công nghệ, giảng viên các trường ĐH ở nước ta hiện nay không được trang bị kiến thức cơ bản về giáo dục đặc biệt cũng là rào cản đáng kể cho sinh viên khiếm thị.



    Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, khoa công tác xã hội, cho rằng còn nhiều bất bình đẳng trong giáo dục cho người khiếm thị, trong đó có một khía cạnh là “thái độ “thương hại” của giáo viên, sự bao bọc của nhà trường và bệnh thành tích trong giáo dục đã đưa đến kiểu giáo dục dễ dãi, ban phát điểm số, khiến các em và gia đình không đánh giá đúng năng lực học tập, có khi còn ảo tưởng.
    Cô Hiền cũng bày tỏ băn khoăn khi hiện nay loại hình và ngành nghề đào tạo cũng như thị trường lao động cho người khiếm thị còn rất hạn chế. Cơ hội việc làm khó khăn làm giảm sự tự tin và khả năng hòa nhập cộng đồng của họ.
    Tại hội thảo, một số trung tâm, trường khiếm thị cũng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho người khiếm thị, nhằm giúp họ chọn một công việc phù hợp để nuôi sống bản thân.
    Trung tâm khiếm thị Nhật Hồng (Thủ Đức, TP.HCM) là một trong số ít những trung tâm có phòng tư vấn tâm lý - hướng nghiệp cho người khiếm thị. Cô Lê Thị Vân Nga, giám đốc trung tâm, cho hay:
    “Để hỗ trợ người khiếm thị trong học tập và học nghề, trung tâm có nhiều hình thức như hỗ trợ tại nhà, tại trường, qua điện thoại, email... Trung tâm cũng lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng học sinh để các em có thể định hướng tương lai và tự lập. Chúng tôi có chuyên viên tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cũng như hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các em”.
    Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ việc học và nghề nghiệp cho người khiếm thị, trong đó quan trọng là tư vấn, hướng nghiệp cho người khiếm thị, xây dựng các chính sách giải quyết việc làm cho người khiếm thị, tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội, thúc đẩy sự hợp tác giữa các trung tâm khiếm thị và nhà tuyển dụng...

                                                                                                        Theo tuoitre.vn

    Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

    Học trường quốc tế , tốn đến mức nào ?

    Xu hướng hiện nay của những gia đình có điều kiên là muốn cho con mình học những trường quốc tế , với tâm lý "sính ngoại " , những bậc cha mẹ sắn sàng bỏ ra hàng chục triệu tiền học cho một học kỳ để các con mình có được một môi trường giáo dục tốt nhất , tiên tiến nhất . Trường quốc tế cũng có rất nhiều loại , loại liên kết dạy song ngữ và loại dạy hoàn toàn bằng tiếng anh và giáo trình hoàn toàn của quốc tế . Nhưng chung quy các trường này đều có điểm chung là cơ sở vật chất khang trang , có giáo viên bản địa khiến cho phụ huynh hài lòng vì cảm thấy con mình được phát triển một cách đâỳ đủ và toàn diện .



    Theo một cuộc khảo sát , chi phí học trung bình của một học sinh mầm non quốc tế tại đìa bàn hà nội là khoảng trên 20 triệu tiền nhập học và trên 150 triệu tiền học phí 1 năm , để vào lớp 1 là 40 triệu và gàn 300 triêu , con số này tăng theo các bậc học của các em . Tại Hồ Chí Minh mức này có thấp hơn 1 chút . Đây là con số khiến nhiều người có thu nhập trung bình đổ lại phải thực sự sốc . Những chi phí trên còn chưa tính chi phí đi lại , ăn ở ,đồng phục , ngoại khóa ... của các em , Nhưng học những trường quốc tế không phải là không có điểm bất cập , nhiều trẻ được giáo dục trong môi trường quốc tế quá sớm nên tiếng anh còn giỏi hơn tiếng mẹ đẻ , nhiều người đã phải lắc đầu ngao ngán khi thấy những đứa trẻ 3 4 tuổi vẫn chỉ chọ chẹ được vài câu tiếng việt , trong khi nói tiếng anh lại rất sõi .

    Học ở đâu là do những người làm cha làm mẹ quyết định , không phải cứ gửi con vào những trường đắt tiền , giáo viên quốc tế là đã tốt hoàn toàn , Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều trường mầm non , tiểu học rất tốt , cớ sở vật chất tiên tiến và đội ngũ giáo viên giỏi , hãy sáng suốt và hợp lý khi lựa chon trường cho con cái mình .

    Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

    Thực trạng hiện nay : Học ngành càng hot , khả năng ra trường thất nghiệp càng cao

    Đã sắp hết năm 2014 , vậy là các bạn học sinh lớp 12 chỉ còn chưa đầy hơn 1 học kỳ nữa là bước vào kỳ thi đại học đầy cam go và may rủi . Theo cuộc khảo sát gần đây , xu hướng các bạn chọn các ngành nghề quen thuộc như công nghệ thông tin , xây dựng ,kiến trúc , kế toán ... vẫn cao như những năm trước . Nhưng theo đánh giá của những người có chuyên môn , học những ngành này , tỷ lệ ra trường thất nghiệp ... càng cao !

    Tâm lý chung 

    Để hiểu rõ vấn đề này , chúng tôi đã tới các trường trung học phổ thông trong địa bàn Hà Nội để làm một cuộc khảo sát nhỏ . Có thể nhận thấy rất rõ 1 điều là các em nam xu hướng thường chọn các ngành kỹ thuật như cntt , xây dựng , điện ... , các em nữ thì đa số chọn các trường có các ngành kinh tế như kế toán , quản trị kinh doanh ...

    Bạn Nguyễn Tuấn V , học sinh trường thpt Phạm Hồng Thái chia sẻ : " Nghe 1 số người lớn tuổi nói học kiến trúc sau này ra trường khó xin việc nhưng em cả thấy phù hợp với ngành này , bản thân em có 1 chút năng khiếu vẽ và sáng tạo , với cả để thi vào kiến trúc không đòi hỏi phải quá giỏi các môn còn lại , chỉ cần môn năng khiếu là vẽ khá 1 chút là được , vì vậy có lẽ em sẽ thi vào kiến trúc " .

    Hay như bạn Trần Quang T , 1 học sinh tại trường chuyên Amsterdam có nói với chúng tôi : "Cha mẹ em khuyên em nên học kinh tế nhưng từ nhỏ em đã có đam mê với máy tính nên em sẽ thì ngành cntt " , chúng tôi có hỏi bạn rằng ngành cntt nước ta sắp đến thời bão hòa , bạn có lo sau này ra trường thất nghiệp không thì bạn trả lời hồn nhiên rằng em chưa nghĩ tới chuyện đó , cứ học đã anh ạ .

    Tâm lý chúng của các bạn trẻ thường là theo số đông , hoặc nghĩ đơn giản như , học kinh tế thì không bị thất nghiệp , hay ngây thơ hơn là học cntt thì có thể được ... thỏa sức chơi game .





     Cơ hội việc làm

    Những ngành như kế toán , xây dựng ... tại nước ta hiện nay thực trạng chung là rất khó xin việc , theo thống kê của bộ giáo dục , tỷ lệ sinh viên kế toán ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành trái nghề là hơn 40% , đây là 1 con số đáng báo động và lo ngại , 1 nguồn kiến thức quý giá không được đặt đúng môi trường để phát huy hiệu quả . Trái lại ,những ngành như sư phạm mầm non , sư phạm tiểu học , y tế cộng đồng .... thì lại quá thiếu nguồn nhân lực , thực trạng sinh viên của các ngành này tại các trường cũng rất ảm đạm vì lượng thí sinh đăng ký thi vào mỗi năm một giảm . Các bạn học sinh và cả các bậc phụ huynh thường nghĩ những ngành này vất vả , nhàm chám và đồng lương thấp , nhưng thực sự không phải vậy , nhất là ngành sư phạm , bộ giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây rất quan tâm tới chế độ của những người làm nghề sư phạm , giúp cho những người làm cô làm thầy có đồng lương tốt , trụ vững được với nghề .

    Mặt khác để làm giáo viên , nhất là giáo viên mầm non thì không cần đòi hỏi các bạn học sinh quá vững các môn học tự nhiên , giúp cho những bạn có sức học trung bình cũng có thể có được một công việc ổn định sau này . Những trường như trung cấp sư phạm Hà Nội  ,trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội luôn có những chương trình đào tạo liên tục như chương trình tuyển sinh  trung cấp sư phạm mầm non để giúp các bạn có thể dễ dàng theo học và tạo dựng nghề nghiệp .

    Các cụ xưa có nói "một nghề hơn chín còn hơn chín nghề " , không cần phải học những ngành hot , đi theo xu hướng chung của mọi người mới có thể thành công trong sự nghiệp .Miễn là có tình yêu nghề , tâm huyết và sự chăm chỉ , thành công sẽ đến với các bạn .








    Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

    Những món quà ý nghĩa tới những giáo viên và học sinh còn gặp khó khăn

    Sáng 30-11, tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Vĩnh Hưng, Long An, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Tây (Bitex) trao tặng 200 phần quà trị giá hơn 100 triệu đồng gồm: tiền mặt, sữa, bánh, văn phòng phẩm… cho các giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó.




    Long An là tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia dài gần 133 km, kênh rạch chằng chịt. Nhiều xã nằm ở vùng sâu vùng xa, vùng gần Đồng Tháp Mười như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ… nên việc học tập của các em học sinh cũng như giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ cho giáo viên, học sinh những món quà nhỏ bé là động lực để họ phấn đấu, tiếp tục vượt khó.
    Cô Trần Thị Hồng Thu, giáo viên trường THCS Thái Trị Vĩnh Hưng với hơn 30 năm giảng dạy xúc động: “Chồng tôi mất cách đây đã hai năm, một mình đi dạy nuôi 2 đứa con, tiền lương bao nhiêu đều dành cho con đi học, có thiếu thì  đi vay. Tôi rất xúc động vì còn được nhiều người quan tâm như thế này, mừng lắm!”.
    Chương trình từ thiện còn đến tận nhà các giáo viên nghèo, tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc và trao quà cho 200 hộ dân nghèo xã Hưng Hà, huyện Tân Hưng.

    Bitex là công ty chuyên kinh doanh, phân phối các sản phẩm giáo dục (máy tính Casio, văn phòng phẩm Horse). Hằng năm, Bitex đều có các hoạt động hỗ trợ giáo dục như: Tài trợ kỳ thi giải toán trên máy tính casio; tập huấn giải toán trên máy tính cho giáo viên, học sinh; trao học bổng Bitex cho thí sinh Casio trúng tuyển đại học…
    Bà Trần Thanh Thảo, Phó Tổng giám đốc công ty chia sẻ: “Trong năm 2014 công ty đã dành khoảng 300 triệu đồng để giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong chương trình Ươm mầm khát vọng tại TP.HCM; trao quà cho giáo viên, học sinh nghèo; tổ chức khám chữa bệnh; phát thuốc và trao quà cho người nghèo tại Long An. Chúng tôi hi vọng mang đến sự động viên, chia sẻ với thầy cô, học sinh và người nghèo.”
    Theo congan.com.vn

    Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

    Hướng nghiệp cho thanh niên vùng sâu vùng xa

    Ở những thành phồ lớn trong nước , tốt nghiệp cấp 3 , học cao đẳng đại học là điều đã phổ biến , không khó khăn để các bạn trẻ có được 1 tấm bằng lậm lưng cho con đường sự nghiệp của mình sau này , bằng trung học phổ thông thì hầu hết bạn nào cũng có . Theo thống kê của bộ giáo dục đào tạo , năm 2013 trên địa bàn Hà Nội thỉ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 97,8% . Nhưng tại những huyện của những tỉnh miền núi như Hà Giang , Lào Cai ... , tỷ lệ các bạn trẻ bọ học giữa chừng rất cao , nhiều bạn chỉ học hết lớp 2 lớp 3 đã phải đi làm phụ giúp cha mẹ do hoàn cảnh quá khó khăn , những bạn khá hơn thì học hết lớp 6 lớp 7 và một số ít tốt nghiệp được trung học cơ sở .



    Tình trạng này khiến nhà nước và bộ giáo dục đặc biệt quan ngại và đang phải tìm những biện phải hiệu quả nhất để khắc phục . Một trong những hướng quan trọng đang được tập trung là dạy nghề cho những bạn trẻ tại những nơi vùng sâu vùng xa , giúp các bạn có kỹ năng nghề nghiệp ổn định . Để được học nghề , các bạn chỉ cần tốt nghiệp trung học cơ sở , một yêu cầu không quá khó khăn , trong năm 2014 , bộ và các ngành đã thực hiển và triển khai nhiều chương trình trong đó đưa các bạn tại những huyện khó khăn xuống thị xã , thành phố để học nghề ,toàn bộ kinh phí học hành , ăn ở và đi lại được nhà nước hỗ trợ cho các bạn vay vốn với lãi suất bằng 0% , thời hạn 10 năm để giúp tạo điều kiện tối đa nhất cho các bạn . Những nghề được đào tạo cơ bản như nấu ăn , xây dựng , kế toán , mầm non được nhà nước và bộ tập trung đào tạo  . Để giúp các bạn có kiến thức và kỹ năng tốt , những trường chất lượng như trung cấp xây dựng , trung cấp sư phạm hay trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội được gửi gắm để giúp đào tạo các em . Những chương trình như chương trình tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non , chương trình tuyển sinh trung cấp xây dựng, kế toán giúp các em mở ra một cơ hội mới , một nghề nghiệp mới để sau này lập nghiệp ,có ích cho xã hội  .

    Có thể thấy định hướng học trung cấp nghề cho những bạn trẻ vùng sâu vùng xa là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn và thiết thực , bộ giáo dục và đào tạo cần đẩy mạnh hơn nữa để giúp các bạn có một nghề nghiệp ổn định , thoát nghèo và giúp ích cho đất nước