Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Các bạn nữ nên mạnh dạn chọn học công nghệ thông tin nếu có sở thích và đam mê với ngành này

Hiện nay , việc nhiều bạn nữ muốn theo đuổi các ngành thường mặc định cho phái mạnh như xây dựng , kiến trúc , công nghệ thông tin không còn là điều gì lạ lẫm . Tùy theo sở thích và đam mê của mỗi người mà có những sự lựa chọn khác nhau cho bản thân . Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn nữ phân vân và băn khoăn với sự lựa chọn của mình  , các bạn lo lắng không biết sẽ gặp phải những khó khăn gì khi theo đuổi những ngành này , và liệu người ngoài nhìn vào thì như thế nào . Và với việc hầu hết các trường và các hệ học như đại học , cao đẳng hay trung cấp của các ngành như xây dựng , cntt , điện , điện máy ... ví dụ như  trung cấp công nghệ thông tin  đa số  sinh viên theo học  đều là phái mạnh thì một cô gái theo học sẽ như thế nào , có rào cản gì và có thuận lợi hay mặt tích cực nào không ?



 Khác  với khi học các ngành đặc thù cho phái nữ như sư phạm tiểu học , trung cấp mầm non , kế toán ... theo đuổi ngành cntt là các bạn nữ đã được 1 trao 1 lợi thế không nhỏ , đó là sự riêng biệt , thiểu số trong mỗi lớp học và cả trong các công ty khi sau này đi làm . Bạn Thu Hương , sinh viên năm 2 khoa cntt trường đại học BK tâm sự " Về khoản này chắc chắn các bạn nữ ngành khác sẽ ghen với các bạn nữ học CNTT như em, vì số lượng nữ khá khiêm tốn nên thường được các bạn nam nhiệt tình giúp đỡ trong lớp. Em không bao giờ phải lau bảng , trực nhật , lại luôn được các bạn nam giúp đỡ trong việc học tập . Ban đầu khi vào lớp em cũng hơi ngại và lo lắng vì lớp chỉ toàn con trai , chỉ có em và 1 bạn khác là nữ . Nhưng sau một thời gian học chung với nhau thì em thấy đây lại là lợi thế , chúng em luôn được giúp đỡ , bảo ban của các bạn nam còn lại , những dịp lễ tế như 8/3 , 20/11 cũng rất vui và tự hào ".


   Thực tế ngành CNTT cũng rất rộng, có rất nhiều cơ hội phát triển hiện tại và trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay. Ngành nghề này mở rộng cơ hội cho cả nam lẫn nữ,
quan niệm chỉ có nam mới có thế mạnh trong lĩnh vực này là hoàn toàn không chính xác. CNTT không chỉ có lập trình , có rất nhiều vị trí cần nữ trong lĩnh vực này, ví dụ như quản trị mạng , SEOer , hay QC (chuyên viên kiểm soát chất lượng phần mềm hay còn gọi là tester). Vị trí này cần tính cẩn thận chi tiết, kiên trì, sự giao tiếp khéo léo của nữ, không quá nặng nề về kỹ thuật như các vị trí khác. Nữ còn có thể làm những vị trí như giao tiếp, lấy nhu cầu khách hàng, ghi nhận, tạo văn bản hướng dẫn sử dụng phần mềm, hoặc chuyên viên bán phần mềm, chuyên viên giải quyết thắc mắc các vấn đề IT helpdesk... Đó đều là những công việc mang tính chất riêng biệt của ngành cntt mà hoàn toàn phù hợp với nữ giới . Hay thậm chí đối với các vị trí lập trình viên, nữ vẫn có thể làm rất tốt không kém gì nam, quan trọng là bản thân người đó có cảm thấy yêu thích và có các tố chất phù hợp với ngành nghề hay không mà thôi .

  Đối với ngành công nghệ thông tin , để làm việc tốt  cần có một số tố chất chung như: thích và có khả năng tự tìm tòi học hỏi, cập nhật thông tin về công nghệ mới, có tư duy logic cao, có tiếng Anh khá tốt để cập nhật kiến thức trong ngành, không ngại làm việc lâu với máy tính, kiên nhẫn, nhạy bén, đam mê khám phá và áp dụng công nghệ vào phục vụ đời sống con người trong mọi lĩnh vực…  Theo nghiên cứu khoa học , não bộ nam giới phát triển về khả năng tư duy hơn nữ giới , còn nữ giới thì ngược lại khả năng đọc và ghi nhớ tốt hơn , vì vậy xét về mặt nào đó , các bạn nữ theo đuổi ngành này sẽ vất vả hơn nam giới đôi chút . Nhưng điều này không đáng lo ngại , vì tư duy là thứ có thể rèn luyện được .


  Có thể thấy , việc theo đuổi ngành cntt với các bạn nữ  có những bất lợi nho nhỏ nhưng cũng đầy thuận lợi , quan trọng hơn , việc con gái học CNTT chính là một sự bình đẳng và khẳng định dù là nam hay nữ đều có thể theo đuổi ước mơ và sở thích của mình , miễn là cố ý chí và quyết tâm để có thể đạt tới thành công sự nghiệp trong tương lai .

>>> Khóa trung cấp sư phạm mầm non năm 2015 .

>>> Lớp văn bằng 2 mầm non học trong 1 năm .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét