Tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non

Trường trung cấp kỹ thuật tồng hợp Hà Nội tuyển sinh hệ sự phạm trung cấp mầm non và tiểu học

Vai trò của nghề sư phạm mầm non

Từ trước đến nay , sư phạm luôn được coi là nghề cao quý , là ngành nghề được xã hội quan tâm, sư phạm mầm non lại là nghạch đặc biệt trong nghề sư phạm . Nói đến mầm non là nói đến trẻ nhỏ , những mầm ươm tương lai của đất nước , vì vậy muốn theo nghề đòi hỏi phải có lòng yêu trẻ thơ cũng như tâm huyết với nghề

Liên thông trung cấp lên đại học , 1 cách nhìn mới

Theo quy chế của bộ Giáo Dục hiện nay , những bạn đã tốt nghiệp Trung Cấp đều có thể thi liên thông lên đại học

Trở thành giáo viên mầm non , có khó khăn ?

Thực trạng giáo viên mầm non còn thiếu hụt nhiều, nếu bạn ước mơ, muốn theo đuổi nghề sư phạm thì đây thực sự là cơ hội cho bạn bước tiếp tới tương lai của mình. Không đủ năng lực hay may mắn để vào ĐH thì hãy lựa chọn một con đường khác phù hợp hơn với mình, chỉ cần bạn không từ bỏ ước mơ của mình.

Đại học không phải là con đường thành công duy nhất

Tại Việt Nam hiện nay , rất nhiều các bậc phụ huynh đều nghĩ và muốn hướng con cái mình vào các trường đại học sau khi tốt nghiệp bậc THPT , với nhiều người , vào ĐH là con đường duy nhất để con cái mình thành công sau này , nhưng liệu điều đó có thật sự đúng ?

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Tìm trường mầm non chất lượng cho con , không phải dễ !


Trẻ em như búp trên cành , cha mẹ nào mà không yêu con , thương con , xót con ,vì thế chọn trường mầm non tốt , thày cô giáo có chuyên môn và yêu trẻ là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu . Trong những năm gần đây , nạn bạo hành trẻ em tại những trường mầm non tư thục gây không ít nhức nhối cho dư luận càng khiến cho những bậc làm cha làm mẹ lo lắng và muốn tìm được những ngôi trường tốt cho con mình . Ngoài ra , những yếu tố như cơ sở vật chất , chất lượng vệ sinh thực phẩm trong những bữa ăn của các bé cũng được phụ huynh đặt lên hàng đầu .



Có một thực tế là hiện nay , trường mầm non tư thục mọc lên như "nấm sau mưa" , số trường tư thục tại địa bàn Hà Nội nhiều hơn rất nhiều so với trường công lập ,và không phải trường nào cũng có đội ngũ giáo viên giỏi , cơ sở vật chất tốt vì những lý do khách quan và cả chủ quan . Dễ nhận thấy , những trường nằm trong trung tâm Hà Nội , thường có mức chi phí cao , tiền học cũng cao nên có thể thu hút được những giáo viên chất lượng , cơ sở vật chất cũng khang trang hơn những trường ngoại thành , nhưng lại thiếu đi một mặt rất quan trọng , đó là sân chơi cho trẻ nhỏ . Nhiều trường mầm non tại những con phố lớn , sân chơi là 1 thứ rất xa xỉ , hầu hết các trường chỉ có 1 phòng riêng để cho các bé chơi . Theo quy định mới của bộ giáo dục , tỷ lệ tối thiểu cho các bé là 8m2/trẻ , nhưng hiện nay chưa đến 20% số trường đáp ứng được yêu cầu này . Còn đối với những trường nằm tại ngoại thành Hà Nội , diện tích cho các bé lại không phải là vấn đề lớn , vấn đề tại các trường ở đây là chất lượng giáo viên , cơ sở vật chất do kinh phí còn hạn hẹp nên không thu hút được những giáo viên tâm huyết và có chuyên môn tốt . Những trường đáp ứng được tất cả các tiêu chí của cha mẹ thì thường lại là những trường tư thục liên kết với nước ngoài , có cả giáo viên bản địa dạy ,giúp trẻ được tiếp cận với tiếng Anh từ rất sớm , nhưng học phí tại đây thì rất đắt so với mặt bằng thu nhập chung và không phải cha mẹ nào cũng đủ tiềm lực tài chính cho con mình theo học .



Nguồn giáo viên mầm non hiện nay được cung cấp chủ yếu từ các trường trung cấp , cao đẳng sư phạm công lập và dân lập , 1 số trường có nguồn đào tạo rất tốt như trường cao đẳng SP Hà Nội , trường trung cấp kỹ thuật tổng hợp Hà Nội luôn cho ra những giáo viên giỏi và tâm huyết với nghề , những trường này luôn có những chương trình tuyển sinh liên tục điển hình như chương trình tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non để đáp ứng nhu cầu giáo viên mầm non đang còn thiếu hụt rất nhiều . Hiện nay có tình trạng nhiều người vì muốn đi làm nhanh nên mua bằng cấp để đi làm giáo viên mầm non , khiến cho chuyên môn không tốt, không có tâm huyết với nghề , tình trạng này tuy không phổ biến nhưng cần dập tắt ngay để tránh ảnh hưởng tới trẻ nhỏ .

Để tìm được ngôi trường mầm non chất lượng và phù hợp với tiêu chí của từng người , đòi hỏi các bậc cha mẹ phải thật sáng suốt và tìm hiểu thật kỹ , hãy để con cái chúng ta được dạy dỗ , nâng niu trong môi trường đầy tình yêu thương và tiếng cười .

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Tuyển sinh trung cấp sư phạm giáo dục mầm non, tiểu học 2014

THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON & TIỂU HỌC NĂM 2014
(  Hệ Trung cấp chuyên nghiệp – hệ chính quy )
 1. Chuyên ngành đào tạo
– Giáo dục tiểu học
- Giáo dục mầm non
2. Đối tượng :
– Tốt nghiệp THPT, BTVH         : Học hệ 2 năm.
– Hết 12 chưa tốt nghiệp         : Học hệ 2 năm 3 tháng.
3.Thời gian học
– Lớp ban ngày : Học trong giờ hành chính
– Lớp buổi tối   : Từ 18h – 21h30′
4. Cấp Bằng
– Sinh viên ta trường được cấp bằng chính quy do trường cấp
– Sau khi tốt nghiệp học sinh được học liên thông lên Cao Đẳng , Đại Học theo quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
5. Hồ sơ gồm có
– Phiếu đăng ký tuyển sinh TCCN (  mẫu mua tại công ty).
– Học bạ phô tô công chứng.
– Bằng tốt nghiệp phô tô công chứng.
– 04 ảnh 4×6 + 04 ảnh 2×4.
– Giấy khai sinh bản sao.
6. Thời ôn và thi
Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển : từ 15/11/ 2014 – 25/11/ 2014
Thời gian nhập học: ngày 26/11 – 31/11/2014
7.  Lưu ý
– Nhà trường có lớp học trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính, sinh viên ở xa nếu có nhu cầu nhà trường sẽ bố trí chỗ ở, được hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong thời gian học và ngay sau khi tốt nghiệp.
- Sau khi hoàn thành khóa học 1 năm, người học được cấp bằng Trung cấp Sư Phạm chính quy, văn bằng chuẩn Quốc gia, được học liên thông lên Đại học Sư Phạm khi đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh liên thông của BGDĐT.
8. Ngoài ra bạn có thể nộp hồ sơ tuyển sinh vào các trường khác, tham khảo tại đây.

CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT TÔNG HỢP HÀ NỘI 

Địa chỉ: 89 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
Website: http://tuyensinhtrungcap.vn
Email: trungcaptonghophanoi@gmail.com   Yahoo: trungaptonghop
Điện Thoại: 04.3862.0888
Hotline:  0965.456.714 - 0902.269.6650969.518.614

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Bằng cấp có thực sự quá quan trọng ?

Ngày xưa , để có được tấm bằng đại học không phải là điều dễ dàng , tỷ lệ cử nhân còn thấp , những ai có bằng đại học đều có thể tự hào với những người thân , những đồng nghiệp của mình .  Nhưng trong hơn khoảng chục năm đổ lại đây , việc học đại học hay cao đẳng không còn là điều quá xa với và khó khăn với các bạn trẻ , việc nhà nước và bộ giáo dục mở thêm nhiều trường đại học , nhiều ngành học đã giúp cho cơ hội được bước chân tới giảng đường của các bạn dễ dàng và thuận lợi hơn . Nhưng ngoài những mặt tích cực , điều này cũng đem lại 1 số mặt xấu và hệ lụy .

Thế hệ trẻ hiện nay quá tự tin vào bằng cấp và kén việc
Thị trường việc làm ở Việt Nam hiện nay đang bão hòa , tình trạng thừa nhân lực tại 1 số ngành như quản trị ,kế toán … diễn ra trong nhiều năm gần đây nhưng rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa nhận thức đúng được giá trị của bằng cấp , về khả năng của mình . Nhiều bạn đã tin rằng, bằng cấp trong nhà trường là mấu chốt cho sự cạnh tranh việc làm , càng nhiều bằng, bằng cấp càng cao hoặc xếp loại càng tốt thì càng được các nơi tuyển dụng chào đón. Thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. Nhiều công ty hiện nay rất ngại tuyển dụng những bạn có bằng cấp cao vì họ không dám chắc các bạn sẽ gắn bó lâu dài cho họ, họ sợ tâm lý thích nhảy việc, hay đòi hỏi cao và luôn bất mãn về công việc bạn làm không tương xứng với bằng cấp của bạn. Điều này dễ gây ra sự mất ổn định trong hệ thống trong công ty , gây thiệt hại không nhỏ cho công ty của họ .
1 giảng viên của 1 trường đại học uy tín của Hà Nội từng trả lời tôi rằng :
Từng giới thiệu việc làm cho sinh viên của mình, tôi cũng gặp nhiều tình huống "dở khóc, dở mếu". Có em mới tốt nghiệp đại học 1 trường khá danh tiếng , tôi thấy khả năng tư duy rất ổn, giao tiếp tự tin , thành tích học tập khá tốt nên cũng giới thiệu em vào vài chỗ cũng vừa phải nhưng tương lai có khả năng phát triển, em thì từ chối từ đầu. Tìm hiểu sâu xa thì tôi được biết em chê mấy chỗ đó do không xứng với bằng cấp của mình,chê lương thấp và đãi ngộ không tốt , kết quả là đã cả năm qua , em ấy vẫn đang thất nghiệp ở nhà .
Em khác vào làm mấy bữa thì bạn bè, người quen thì lại kêu trời vì thái độ không chịu học hỏi, luôn tỏ ra là mình biết (dù thực sự không biết), quan trọng hơn, em đó thể hiện luôn ý định chỗ này là làm tạm, có chỗ tốt hơn sẽ nghỉ việc ngay. Có em thì mới vô đã bất mãn vì bị sai vặt, nghĩ rằng mình giỏi hơn người , bằng cấp hơn đồng nghiệp nên không đáng phải làm những việc đó . Có em chê đồng lương mấy chỗ làm đó "rẻ bèo", "chết đói", nên thà thất nghiệp, về quê "ăn bám" bố mẹ chứ không nhận việc vì "mất giá trị tấm bằng". Lý do thất nghiệp chung của các em đều là không có kinh nghiệm làm việc, nhưng quá tự tin vào khả năng của mình , vào tấm bằng mà mình đang có .




Thực chất, bằng cấp chỉ là một tờ giấy thông hành giúp bạn trẻ bước qua  vòng đầu tiên để gặp nhà tuyển dụng chứ nó không bảo đảm rằng chắc chắn họ sẽ đảm nhận tốt công việc được giao bởi vì chương trình đào tạo trong nhà trường chỉ trang bị những kiến thức, kỹ năng nền tảng để chuẩn bị cho bạn tham gia vào các công việc cụ thể trong thực tế. Để đáp ứng yêu cầu cụ thể của các công việc đa dạng trong thực tiễn đó, bạn trẻ cần được chính nơi sử dụng lao động đó đào tạo lại và bản thân cũng cần nỗ lực học việc không ngừng.
 
Nhiều nhà tuyển dụng tuyên bố rất rõ ràng: nhận một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hay có bằng thạc sĩ mà không chút kinh nghiệm làm việc gì, họ luôn phải mất ít nhất 3 tháng để hướng dẫn, đào tạo lại sinh viên đó làm những công việc đơn giản nhất ở vị trí mà người đó đang giữ. Ba tháng đó vẫn phải trả lương trong khi họ tốn chi phí đào tạo, chi phí rủi ro (do nhân viên chưa quen việc có thể sai sót), và họ cũng không thể đảm bảo với những chi phí bỏ ra như vậy người đó có làm việc lâu dài cho họ hay không. Trong khi đó, với công việc đó họ chỉ cần tuyển dụng những sinh viên có thể chỉ tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp vẫn có thể đáp ứng tốt và những người này luôn đảm bảo được sự gắn kết lâu dài với công ty...




Ở nước ngoài, việc sinh viên săn tìm các cơ hội thực tập sinh từ trước khi bước vào năm học cuối ở đại học là khá phổ biến. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cũng mở rộng cơ hội này cho sinh viên nhưng đương nhiên họ phải trải qua rất nhiều vòng xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn, kiểm tra trình độ. Thông thường, làm thực tập sinh, sinh viên chỉ được nhận mức lương "gọi là", hoặc đơn giản chỉ hỗ trợ tiền ăn trưa, đi lại, có khi hoàn toàn không có khoản tiền nào nhưng các bạn ấy vẫn phải làm đến vắt kiệt sức để có thể được đánh giá tốt vào hồ sơ hoặc có cơ hội nhận được lời đề nghị làm việc (job offer) sau khi tốt nghiệp. Cái bằng của trường đại học danh tiếng cũng có khi chẳng nghĩa lý gì nếu bạn trẻ không thể hiện được bản thân trong các vòng thi và quá trình thực tập.
Nói một cách đơn giản, hiện nay, đa số nhà tuyển dụng cần những người làm được việc, do đó, thay vì chỉ chăm chăm vào việc lấy được bằng cấp, các bạn trẻ nên chú trọng vào việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn và tận dụng mọi cơ hội được tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Các bạn nên tìm cho mình 1 môi trường đào tạo phù hợp, mà ở đó cơ hội học tập thực tiễn cuộc sống cao hơn, chứ không chỉ là trên giấy tờ, sách vở.
Chúc các bạn thành công!




Nhọc nhằn thắng Lào , Việt Nam rộng cửa dành vé vào bán kết

Ngày 25/11 , đội tuyển Việt Nam có lượt trận thứ 2 trong khuôn khổ bảng B giải vô địch Đông Nam Á cúp AFF Suzuki cup với đội tuyển Lào , ở trận đấu trước đó , Phillipin đã đè bẹp Indonesia 4 bàn không gỡ khiến cho tâm lý của các cầu thủ chúng ta khá thoải mái trước khi vào trận .



Nhưng không như nhiều người dự đoán , Lào không phải là đối thủ dễ bắt nạt , với cách chơi phòng ngự phản công với hàng phòng ngự nhiều tầng và khá kỷ luật , Lào đã gây ra không ít khó khăn cho đội tuyển Việt Nam , thế bế tác chỉ khai thông vào phút 27 khi Vũ Minh Tuấn có pha rướn người chích bóng vào lưới khung thành thủ môn Lào . kết thúc trận đấu , tỷ số là 3-0 nghiêng về phía đội tuyển Việt Nam  với thêm 2 pha ghi bàn muộn của Công Vinh và Huy Hùng sau khi Lào từ bỏ lối chơi phòng ngự và để hở ra khá nhiều khoảng trống . Trận đấu này , chúng ta chỉ có thể bằng lòng về mặt tỷ số , còn về lối chơi và tinh thần thi đấu , hlv Tosiya Miura còn phải chấn chỉnh nhiều hơn nữa thì mới có thể khiến người hâm mộ kéo đến sân và cổ vũ cho đội tuyển .

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Thông báo tuyển sinh lớp bồi dưỡng kiến thức “Quản lý nhà nước” ngạch chuyên viên 2014

rường TC nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội phối hợp với cơ sở đào tạo bồi dưỡng của trường Đại học Nội Vụ tổ chức
chiêu sinh "Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch Chuyên Viên "

1. Lớp đào tạo
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo văn bản, văn thư lưu trữ, thông tin thư viện.
Lớp bồi dưỡng kiến thức và cải cách hành chính theo chương trình của Bộ Nội vụ.
Lớp bồi dưỡng xác định vị trí việc làm trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ
2. Đối tượng tham gia khóa học:
- Đối tượng là các chuyên viên trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên.
- Các cá nhân đã tốt nghiệp Đại học có nhu cầu học lấy chứng chỉ để thi vào ngạch chuyên viên
3. Thời gian, địa điểm:
- Lịch học: T7 và CN hàng tuần.
- Thời gian học: 1 đến 2 tháng.
- Địa điểm học: Trường TC nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội.
- Địa chỉ: 89 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội.
4. Học phí:2.300.000đ (Hai triệu ba trăm ngàn đồng chẵn), bao gồm (học phí, tài liệu). Ăn ở, đi lại học viên thanh toán tại đơn vị cử đi học.
5. Hồ sơ đăng ký
- Đơn xin đi học (có mẫu);
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Hiệu trưởng (mẫu 2C-BNV/2008);
- Bản chụp bằng tốt nghiệp (trình độ cao nhất);
- 02 ảnh chân dung mới chụp, kích cỡ 3x4cm.
6. Thời gian nộp hồ sơ:Trước ngày 15/11/2014

 
 CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT TỔNG HỢP HÀ NỘI
Địa chỉ: 89 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
Website: trungcaptonghophanoi.edu.vn
Email: trungcaptonghophanoi@gmail.com   Yahoo: trungcaptonghophanoi
Điện Thoại: 04.38.620.888
Hotline:   0965.456.714 - 0902.269.665 - 0969.518.614

Bất cập trong cách chọn trường , chọn lớp

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều trường công lập , dân lập hay bán công , chất lượng giảng dạy mỗi trường cũng một khác , điều này khiến cho sự phân bố đầu vào có sự chênh lệch rất lớn giữa các trường , gây nên sự mất cân bằng trong giáo dục giảng dạy và phân bổ học sinh giữa các khu vực .

Đầu tiên phải nói đến các trường cấp 1 trong địa bàn , vài năm gần đây , 1 số trường cấp 1 có tiếng như N.T.P , T.V ... đến ngày đăng ký hồ sơ nhập học luôn có cảnh chen lấn , xô đẩy của các phụ huynh học sinh để có thể đăng ký được cho con mình 1 suất trong trường , trong khi đấy , những trường kém danh tiếng hoặc mới thành lập thì lại ngược lại , luôn trong cảnh đìu hiu vắng vẻ như "chùa Bà Đanh" trong ngày tựu trường cho dù chất lượng của nhiều trường cũng không hề kém , đội ngũ giáo viên nhiệt huyết và có chuyên môn sư phạm rất tốt . Có tình trạng này do tâm lý của phần lớn phụ huynh học sinh luôn muốn con mình phải vào được trường điểm , trường nổi tiếng , luôn nghĩ rằng con mình vào những ngôi trường này thì đương nhiên sẽ giỏi mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác . Và đi theo xu hướng này , luôn có rất nhiều hệ lụy khôn lường .




Hiệu trưởng trường V.B , một trường tiểu học tại địa bàn Hà Nội cho hay " trường của chúng tôi cứ đến kỳ tuyển sinh là lại phải vất vả tìm học sinh vì số lượng hồ sơ phụ huynh nộp vào trường quá ít , có những năm chỉ tiêu lớp 1 của trường là 300 mà đến ngày cuối chưa hoàn thành được 1 nửa " . Nhìn sang những trường điểm , cảnh chen lấn xô đẩy tranh giành nhau để được 1 suất hồ sơ vào trường mới thấy xót xa , cá biệt cách đây 1 năm , từng có trường còn bị phụ huynh xô đổ cả cổng đã gây xôn xao và phản đối của dư luận .

Vì muốn vào trường tốt , cha mẹ phụ huynh học sinh không tiếc tiền để làm hộ khẩu mới cho con nhằm học trường trái tuyến , tốn nhiều tiền của và công sức , không những vậy còn gây ra sự mất cân bằng tại địa phương nơi trường được đặt . Một vấn đề nhức nhối nữa là nạn "cò" - những người bán hồ sơ cho các bậc cha mẹ với giá cao ngất ngưởng từ vài triệu tới cả vài chục triệu 1 bộ , vì tương lai con cái , nhiều gia đình đã cắn răng để chi ra khoản tiền vô lý đó . Và số tiền đó thì chẳng ai biết sẽ vào túi ai ngoài "cò" , vào túi thầy cô nào trong trường hay vào túi chính những người hiệu trưởng , hiệu phó ???

Đối với cấp trung học cơ sở , tình trạng này tuy có ít hơn nhưng những năm gần đây cũng đã gia tăng và vẫn đang âm ỉ hoạt động.

 Thiết nghĩ bộ giáo dục nên hành động để khắc phục ngay những bất cập , những vô lý của cách tuyển sinh hiện hành , có như vậy mới làm trong sạch được bộ máy - nền giáo dục của nước nhà .






Thày giáo dở trò đồi bại , cho điểm cao để bịt miệng nữ sinh


Để học trò giữ kín chuyện tình cảm bất chính của mình với vợ và nhà trường, thầy giáo này đã viết một bản hợp đồng và hứa sẽ cho cô gái điểm cao môn tiếng Anh.



Theo Newyork Daily News, một giáo viên người Mỹ mới đây bị cáo buộc do có quan hệ tình cảm bí mật với chính học sinh của mình.
Thầy giáo này có tên James Quigley, 34 tuổi, đến từ Texas (Mỹ), hiện giảng dạy tại trường cấp 3 Richardson. James bị phát hiện đã tạo ra "hợp đồng hứa hẹn" với một nữ sinh. Cụ thể, ông sẽ cho học trò của mình điểm cao (trên 85%) môn tiếng Anh để cô không bao giờ lên tiếng về chuyện tình lén lút, các tin nhắn quấy rối, nhạy cảm... giữa hai người với vợ ông và những người làm việc trong trường. Tuy nhiên, cô gái vẫn từ chối ký.
Thực tế, mối quan hệ này được giữ kín trong suốt một thời gian dài. Thầy James đã lợi dụng quyền hạn, ép buộc cô gái trẻ nhiều lần thực hiện những hành vi bất chính.
Sự việc chỉ được phanh phui sau khi James đã quấy rối nữ sinh 16 tuổi đến mức cô không thể chịu nổi. Trong cùng một ngày, người đàn ông 34 tuổi đã liên tục gửi tin nhắn, email nhạy cảm và quan hệ tình dục với cô gái tới 2 lần ngay tại nhà cô...
Được biết, giáo viên người Mỹ vừa bị bắt vào hôm thứ 5 tuần trước với tội danh tấn công tình dục và có mối quan hệ không đúng mực với học sinh. Từ tháng 3/2014, ông đã yêu cầu nữ sinh cho số điện thoại, địa chỉ email... với lý do để gửi bài luận nhưng thực chất là nhằm tán tỉnh, đe dọa cô gái.
Theo lời khai của nạn nhân tại văn phòng cảnh sát, thầy giáo trường Richardson trước đó thường xuyên đỗ xe ở cổng nhà nữ sinh, gọi cô ra và có hành động sàm sỡ. Trên lớp, ông cũng hay gửi những mẩu tin dán tại bàn học với nội dung có phần phản cảm, rủ rê học trò làm những điều không trong sáng.
Không những thế, James còn đe dọa sẽ "phá hủy tương lai, cuộc đời" của nữ sinh 16 tuổi nếu cô không chiều ý ông. Chỉ mãi đến đầu tháng 11, cô gái trẻ mới đủ dũng cảm để chia sẻ câu chuyện không hay này với mẹ và gọi điện cho cảnh sát.
Mặc dù bị buộc tội và đã có đủ bằng chứng song thầy giáo 34 tuổi vẫn một mực phủ nhận. Ông chỉ khai có gửi tin nhắn khen cô học trò xinh đẹp.
Hiện thầy James Quigley buộc phải nghỉ dạy tại trường cấp 3 nơi ông công tác từ năm 2009. Ngoài ra, ông cũng phải ngồi tù tại Dallas County (Mỹ) hoặc bồi thường cho nạn nhân 100.000 USD.

Theo Zing.vn

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Dự đoán xu hướng chọn ngành nghề và các trường đại học năm 2015 tại miền Bắc

Vậy là sắp hết học kỳ 1 năm học 2014/2015 , như mọi năm , các em học sinh lớp 12 lại tất bất chuẩn bị cho "cuộc chiến" thi đại học, vâỵ xu hướng chung của các bạn học sinh năm nay là gì ?

Một số trường top đầu như KTQD , Bách Khoa , Ngoại Thương , Y Dược  vẫn là điểm lựa chọn của những bạn học sinh có sức học khá giỏi trở lên , những năm gần đây , số lượng hồ sơ đăng ký tại những trường này luôn ổn định , vì thế năm nay dự báo những trường ĐH top đầu tại Hà Nội vẫn là những trường có nhiều thí sinh dự thi và tỷ lệ cạnh tranh khá cao .




Một số trường kỹ thuật đặc thù như Giao Thông Vận Tải , ĐH Công Nghiệp , Mỏ Địa Chất dự báo số lượng cũng sẽ ổn định số lượng thí sinh đăng ký , những trường kinh tế có đầu vào trung bình như Thương Mại , Lao Động Xã Hội năm nay dự đoán sẽ có xu hướng tăng nhẹ hơn những năm trước .

Những ngành như công nghệ thông tin , xây dựng được dự báo sẽ có 1 năm khó khăn và sụt giảm chỉ tiêu vì tình hình chung , trường đh Xây Dựng , Kiến Trúc ... sẽ ít đầu vào đăng ký hơn năm ngoái .
Ngoài ra , học cao đẳng , trung cấp cũng là 1 lựa chon tương đối sáng và được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay do thời gian học ngắn , độ thực tiễn khá cao và đầu vào không khó như thi đại học , các trường cao đẳng , trung cấp được dự báo năm nay sẽ có mùa tuyển sinh bận rộn . Những ngành học đang hot như sư phạm mầm non , sư phạm tiểu học , kế toán ... sẽ được các bạn thí sinh đăng ký nhiều , 1 số trường trung cấp chất lượng như trung cấp sư phạm hay trung cấp tổng hợp Hà Nội luôn có những chương trình tuyển sinh những ngành này , điển hình có chương trình tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non đang được đông đảo các bạn học sinh quan tâm , đây cũng là 1 hướng đi mới khá tốt cho các bạn .

Hãy là những phụ huynh , học sinh sáng suốt để lựa chọn đúng ngành , đúng trường ,phù hợp với khả năng , sức học của mình  .












Giáo trình dạy học của Việt Nam đã quá lạc hậu ?

Có một chi tiết đáng lưu tâm hiện nay đó là theo cuộc khảo sát gần đây , hầu hết các giáo viên đều thừa nhận giáo trinh trong sách giáo khoa đang giảng dạy đều đã lỗi thời , nhiều môn nội dung bị trùng lặp , miên man không có trọng tâm , nhiều môn thì nội dung đã quá cũ , không còn phù hợp với hoàn cảnh và cuộc sống hiện tại .


Cô N.T.N , giáo viên dạy văn tại trường THPT Hoài Đức cho biết , giáo trình và sách giáo khoa dạy văn hiện tại vẫn rất hợp lý về mặt nội dung và giáo dục , nhưng nhiều chủ đề đã cũ như những bài văn về kháng chiến chống Pháp , chống Mỹ , thiết nghĩ với thời bình hiện nay thì nên giảm bớt nội dung về đề tài đó mà nên thêm những tiết về các vấn đề bây giờ .
Còn cô V.P , giáo viên dạy địa lý cũng cho biết , giáo trình của bộ giáo dục đã tương đối cũ , nhiều kiến thức đã thay đổi và có sự sai lệch nhất định , khiến cho tôi khi giảng bài phải tự thay đổi để phù hợp với kiến thức chung hiện nay , giúp các em hiểu được đúng và kiến thức không bị lạc hậu .
Giáo trình dạy học ở Việt Nam hiện còn được các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước đánh giá là tương đối nặng so với mặt bằng chung trên thế giới , có những môn như toán học giáo trình cấp 1 của chúng ta tương đương với giáo trình lớp 6 lớp 7 tại nước ngoài , khiến các em học sinh phải chịu áp lực ngay từ nhỏ .
Thực tế cũng cho thấy , học sinh của chúng ta khi đi thi các giải như toán học , hóa học ... quốc tế thương có giải rất cao vì lý thuyết do các em được tiếp cận khá sớm , nhưng thực hành và thực tiễn sau nay chúng ta đều thua kém các bạn đồng trang lứa nước ngoài . Đó là tình hình đáng lo ngại bộ giáo dục nên khắc phục , trong đó việc đầu tiên là đổi mới giáo trình sách giáo khoa , nâng cấp , cập nhật và đưa phần thực tiễn vào nhiều hơn .

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Ai sẽ là đối tượng bị chịu thiệt khi tăng thời gian nghĩa vụ quân sự ?


Thảo luận về dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn về quy định kéo dài thời gian đi nghĩa vụ quân sự từ 25 lên 27 và thời gian phục vụ tại ngũ kéo dài từ 18 tháng lên 24 tháng.
Đại biểu Lê Thị Tám (đoàn Nghệ An) băn khoăn về thời hạn gia nhập của quân nhân trong quân đội.
“Tôi thấy nhiều đại biểu phát biểu trước tôi đa số thống nhất với ý kiến thời hạn phục vụ trong quân đội của quân nhân là 24 tháng, riêng tôi có lập luận khác. Chúng ta đang bàn về Luật nghĩa vụ quân sự, nghĩa là các thiết chế, chế định của luật thì nên hướng tới đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự phổ thông, ở đây tôi thấy thời hạn tham gia quân đội, phục vụ trong quân đội của quân nhân làm nghĩa vụ quân sự thì đồng đều, nhất loạt là 24 tháng, tôi thấy nó không phù hợp”, bà Tám nói.

Đại biểu Tám phân tích làm rõ hai lý do:
Thứ nhất, theo lập luận của ban soạn thảo là nhằm mục tiêu xây dựng quân đội của chúng ta chính quy, hiện đại hơn, tinh nhuệ hơn, tôi thấy Luật sĩ quan Quân đội nhân dân cũng có lập luận như thế, cũng hướng vào cái luật riêng như thế, tôi thấy không thỏa mãn với lập luận đó.
Thứ hai, trong thực tiễn, hiện nay lực lượng tham gia làm nghĩa vụ quân sự mới đạt 5-6% người trong độ tuổi được tham gia nghĩa vụ quân sự, 5-6% tính  trên tổng số là khoảng 7 triệu người/năm thì có 500-600 người tham gia làm nghĩa vụ quân sự, trong đó 80% lại là con em của nông dân nghèo.
“Vậy thì chúng ta kéo dài thời gian là 24 tháng thì đối tượng thiệt nhất vẫn là con em của nông dân, một năm kéo dài thời gian phục vụ trong quân đội trở về chính sách địa phương không thể bù đắp nổi cho các anh, các chị tham gia nghĩa vụ quân sự về. Một thời gian của một con người trong độ tuổi lao động vàng như thế thì mất bao nhiêu cơ hội, tôi đề nghị Bộ Quốc phòng cũng như Quốc hội phải tính toán điều này. Chúng ta cái gì cũng dồn thiệt hại vào cho người nông dân như thế tôi thấy mất công bằng.
Nếu như chúng ta mở rộng đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự, cân đối với các lực lượng tham gia nghĩa vụ quân đội sắp tới thì liệu có đảm bảo sự công bằng trong quá trình huy động người tham gia nghĩa vụ quân sự không?”, bà Tám đặt vấn đề.
Cũng theo Đại biểu Lê Thị Tám, các con em đang làm nghĩa vụ quân sự ở những nơi nóng nhất như Hoàng Sa, Trường Sa vẫn có tới 90% là con em nông dân.



“Tôi đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu lại, có thể tách luật này ra và bổ sung một số chế định nữa để xây dựng đối với lực lượng bộ đội chuyên nghiệp như một số đại biểu trước tôi có gợi ý. Chúng ta không nên cào bằng việc huy động nghĩa vụ trong 24 tháng đối với tất cả người làm nghĩa vụ quân sự thì hoàn toàn không công bằng. Thực hiện chính sách tiết kiệm ngân sách cũng là từ đây.
Kéo dài 1 năm cho chừng ấy lực lượng, con người để làm một việc chỉ mang tính nghĩa vụ thì có nên hay không, có ảnh hưởng đến ngân sách của quốc gia hay không? Tôi nghĩ Quốc hội nên tính toán lại”, bà Tám nêu quan điểm.
Đồng quan điểm này, Đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên – Huế) chỉ ra hai vấn đề bất cập khi luật điều chỉnh thời gian kéo dài tuổi nhập ngũ và thời gian phục vụ trong quân ngũ:
Thứ nhất, kéo dài từ 18 tuổi lên 27 tuổi và nâng từ 18 tháng nghĩa vụ quân sự lên 24 tháng sẽ tạo ra một sự khác biệt giữa những người tham gia nghĩa vụ quân sự và tỷ lệ những người không tham gia nghĩa vụ quân sự.
“Tôi lấy thí dụ, hàng năm chúng ta có khoảng 1-1,5 triệu sinh viên ra trường. Nếu ta nâng từ 25-27 tuổi, có nghĩa là chúng ta có thêm khoảng 2,5-3 triệu người trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa là tỷ lệ không phải 5,85% mà tỷ lệ này sẽ xuống khoảng 4%, có nghĩa sẽ tạo ra một khoảng cách giữa những người thực hiện nghĩa vụ quân sự trên thực tế và những người không thực hiện nghĩa vụ quân sự, nó sẽ bất bình đẳng hơn”, ông Thông nói.
Thứ hai, nếu nâng từ 18 tháng lên 24 tháng thì sẽ có một sự bất bình đẳng khác, đó là giữa những người thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ phải đóng góp tham gia thời gian dài hơn với tỷ lệ lớn hơn không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
“Tôi nghĩ tính đơn thuần về mặt kinh tế và toán học thì nó sẽ có  một sự không ổn ở đây rồi”, ông Thông nhấn mạnh.

 Theo giaoduc.net.vn
 

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Meeting nhân ngày 20/11 tại trường Trung Cấp Tổng Hợp Hà Nội

Hướng ứng ngày nhà giáo 20/11 , trường Trung Cấp Tổng Hợp Hà Nội đã tổ chức buổi meeting đầy ý nghĩa , đến tham dự và chung vui có ban giám hiệu , toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên nhà trường , các thày giáo , cô giáo đang trực tiếp giảng dạy và các học sinh đang học tập tại trường . 


































Chương trình với những tiết mục văn nghệ đặc sắc , những trò chơi đầy vui vẻ đã làm không khí buổi meeting thêm thú vị và sôi đội , cuộc thi cắm hoa cuối chương trình đem lại sự ganh đua và sôi nổi cho từng đội chơi cũng như khán giả và ban giám khảo . Chương trình kết thúc tốt đẹp với những phần thưởng dành cho những đội đoạt giải xứng đáng .




Dạy thêm , nên hay không ?

Nói đến nghề giáo viên , nhất là những giáo viên môn trọng điểm như : toán , văn , anh , hóa , lý ... là nói đến việc dạy thêm . Nhưng có phải lúc nào cũng cần hình thức học phụ trợ này không ?

Học thêm hiện nay đã trở thành một thói quen phổ biến với học sinh , học thêm có rất nhiều kiểu , học thêm ở lò , học thêm ngay tại trường , hay học tại nhà thày cô hoặc tự thuê thày cô đến nhà dạy . Không thể phủ nhận dạy thêm và học thêm là một cách hữu hiệu để nâng cao vào củng cố kiến thức , nhất là với những học sinh yếu và nắm bắt chậm . Em Hà Thu , một học sinh trường THPT Đống Đa có nhận xét : " Em học khá kém môn hóa , dù trên lớp có chăm chú nghe giảng và về nhà làm bài tập nhưng kết quả đạt được trong những bài kiểm tra vẫn không cao . Nhưng từ khi cô dạy hóa mở lớp học thêm tại nhà , đến học bọn em được giảng lại kỹ càng hơn , lại được giảng những chỗ trọng tâm , khác với học dàn trải trên trường nên môn hóa của em bây giờ đã có nhiều tiến bộ , nếu như trước đây kiểm tra em cố gắng cũng chỉ được 6 hay 7 điểm thì h điểm 8 với em đã không còn khó khăn nữa " . Còn đối với những học sinh khá giỏi , học thêm lại là cách để nâng cao kiến thức , tiếp cận với những kiến thức khó hơn nằm ngoài chương trình sách giáo khoa .



Nhưng có một thực trạng là các giáo viên quá lạm dụng việc học thêm , dạy thêm , khiến cho tình trạng lớp học thêm tràn lan và nhiều lớp kém chất lượng , học phí cao khiến cho các em học sinh mất cả tiền bạc lẫn thời gian để học . Nhiều thày cô còn coi việc dạy thêm là nguồn thu nhập chính , bắt các em phải học lớp của mình , em nào không tham gia sẽ bị "trù dập" hoặc thường xuyên bị cho điểm kém , hoặc như những kiến thức quan trọng các thày cô sẽ để khi dạy thêm mới giảng , còn dạy ở lớp một cách rất cầm chừng , một cách dạy khiến các em học sinh bắt buộc phai học lớp học thêm của thày cô đấy mở ra . Một tuần các thầy cô tổ chức đến 6 7 buổi học thêm dàn trải các lớp , thời gian để họ tập trung vào dạy thêm còn nhiều hơn rất nhiều thời gian đầu tư cho trường lớp , khiến chất lượng giảng dạy càng ngày càng đi xuống .

Dạy thêm là một hình thức dạy nến biết khai thác đúng cách và đúng chừng mực thì sẽ đem lai hiệu quả rất lớn cho các em học sinh , nhưng nếu để nó biến tướng sẽ làm ảnh hưởng tới sức học của học trò cũng như chất lượng và sự tâm huyết của những người làm thày giáo , cô giáo , mỗi người chúng ta hãy làm học sinh thông thái và thày giáo , cô giáo tâm huyết và yêu nghề .

Quan hệ với 3 học sinh , cô giáo bị điều tra

Tại bang Alabama, Mỹ mới , một giáo viên đã bị cảnh sát bắt giữ và điều tra vì có quan hệ tình dục với 3 nam học sinh.



Khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2014, Ashley Parkins Pruitt đã nhiều lần gửi tin nhắn khiêu dâm cho học sinh. Hồi tháng 10, ít nhất một trong số ba nạn nhân còn nhận được ảnh “nóng” của Pruitt.

Pruitt cũng bị buộc tội có quan hệ tình dục đường miệng với một nam sinh tại bãi đỗ xe ở thành phố Oneonta, bang Alabama, nơi cô ta làm việc.
Được biết Pruitt đã kết hôn và có một con trai, cô ta dạy tiếng Anh và giáo dục thể chất tại trường trung học Appalachian.
Chiều hôm 14-11, nữ giáo viên 28 tuổi này đã tới cơ quan chức năng để tự thú, hiện cô ta đang phải đối mặt với tội cung cấp hình ảnh khiêu dâm cho trẻ em và quan hệ tình dục với học sinh. Pruitt bị giữ tại nhà tù quận Blount nhưng đã nộp tiền để được bảo lãnh tại ngoại.

Theo ANTĐ

Vtv làm clip phản cảm trong chương trình "Quà tặng cuộc sống " vào dịp 20/11

Chương trình quà tặng cuộc sống là một chương trình nhân văn , ý nghĩa được vtv phát sóng vào khung giờ vàng , chương trình là những clip hoạt hình ngắn , ý nghĩa về tình người , về cách ứng xử trong cuộc sống và được đông đảo người xem hưởng ứng . Tối 19 tháng 11 vừa qua , chương trình đã làm 1 clip ngắn nói về thầy trò nhân ngày nhà giáo Việt Nam , sự việc có lẽ cũng là bình thường nếu như chương trình không phát đoạn clip nói về sự ham ăn , tính toán của người thầy .
Truyện các ông đồ nghèo ngày xưa vì hoàn cảnh túng thiếu mà ham ăn đã được dân gian truyền miệng từ lâu , bài học này thậm chí cũng được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy , răn đe ,nhưng để đưa câu truyện nào vào đúng dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 thì như lời của những người làm cô , làm thầy thì thật sự quá "ác ý" , không hiểu VTV nghĩ gì khi đưa clip lên đúng ngày này , và bộ phận kiểm duyệt sao không rà soát kỹ trước khi đưa lên truyền hình , clip đã gây sốc cho không ít khán giả và nhận được nhiều phản hồi không tốt .
Hãy cùng xem lại clip và đưa ra bình luận nhé !


Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

20/11 tại các trường trung học phổ thông Hà Nội

Như mọi năm , cứ vào ngày 20/11 , ngày kỷ niện nhà giáo Việt Nam , không khí trong các trường trung học phổ thông lại náo nức đến kỳ lạ , băng rôn , cờ quạt , bóng bay được trang hoàng lộng lẫy , các trường như được khoác thêm một bộ áo mới lộng lẫy hơn những ngày thường .




Tại trường phổ thông Phan Đình Phùng , chỉ cần đi ngang qua cổng trường , cũng có thể nghe thấy tiếng hát  tiếng múa rộn ràng của các bạn tập văn nghệ để chuẩn bị cho ngày 20 , sự kiện chỉ diễn ra 1 năm 1 lần.
Tại các trường phổ thông khác , các cuộc thi đua dạy tốt học tốt , vẽ tranh , làm thơ , làm báo tường đã làm cho không khí tại mỗi phòng học , mỗi học sinh luôn háo hức , rộn ràng , hình ảnh các em học sinh đèo nhau mua hoa tươi , mua bóng bay để trang trí cho lớp mình trờ nên phổ biến trong những ngày này .
Hòa với niềm vui của các em học sinh , những thầy giáo , cô giáo cũng cùng tâm trạng phấn khởi , tự hào trong dịp kỷ niệm 20/11 .


5 ngày nữa , giải vô địch Đông Nam Á , cúp AFF Suzuki cup sẽ khởi tranh .

Chỉ còn không ít ngày nữa , giải vô địch đông nam á sẽ chính thức được khai màn , tại giải đấu lần này , Việt Nam nằm tại bảng B , chúng ta sẽ phải dành 1 trong 2 chiếc vé vào vòng trong với các đội Indonesia , Phillipin và Lào , theo đánh giá của giới chuyên môn , đây là bảng đấu khá nặng nhưng Việt Nam có lợi thế đá sân nhà nên nếu đá quyết tâm và đúng sức , cửa vào bán kết của đội tuyển Việt Nam là khá sáng .Hãy cùng đánh giá lực lượng của các đội bảng B cho giải lần này.


Đối thủ được đánh giá yếu nhất bảng đương nhiên là đội tuyển Lào , nhưng trong động thái mới đây , HLV trưởng đội tuyển Lào , ông David Both đã trả lời truyền thông rằng , đội tuyển ông không đến Hà Nội chỉ để lót đường , đội hình đội tuyển Lào được đánh giá là yếu , không có ngôi sao , nhưng Lào từ xưa đến nay vẫn được đánh giá cao về tinh thần thi đấu và sự quyết tâm , vì thế có thể coi Lào là 1 ẩn số thú vị .
 Indonesia là đối thủ cạnh tranh trực tiếp chiếc vé vào vòng sau của đội tuyển Việt Nam , lại được ông Alfred Reid , cựu hlv trưởng đt Việt Nam dẫn dắt , nên chắc chắn sẽ rất hiểu lối chơi và nhân sự đội tuyển của chúng ta , đây sẽ là bài toán khó khăn mà ông Miura và các học trò cần giải đáp .
 Phillipin thực chất mới là đội đáng gờm nhất của đội tuyển VN , bằng chứng là họ đã thắng chúng ta rất thuyết phục tại giải năm 2012 , trong đội hình của họ cũng có những tên tuổi đang thi đấu ở các giải vô địch châu Âu , nhờ chính sách nhập tịch mà chất lượng bóng đá Phillipin đã tăng lên đáng kể . Để vượt qua họ thời điểm này , Việt Nam cần phải thi đấu hết mình ,đá với 100% sức lực thì mới dành được kết quả khả quan .
Nhưng dù thế nào , chỉ cần đá đúng sức , đá đẹp và hết mình , người hâm mộ chúng ta vẫn sẽ hướng theo và cổ vũ cho đội tuyển , lợi thế sân nhà , đội hình đồng đều và có huyến luyện viên giỏi như ông Miura , đội tuyển Việt Nam sẽ tạo nên bất ngờ tại giải đấu năm nay .



Nguồn gốc và ý nghĩa ngày 20/11

20 tháng 11 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống kỷ niệm ngành nhà giáo Việt Nam, nhưng nguồn gốc của ngày này như thế nào thì không phải ai cũng đã biết .


Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa(thủ đô của BaLan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
 Ngày nay , 20/11 luôn là ngày để các học sinh , cựu học sinh , sinh viên tri ân tới những thầy cô giáo của mình, là ngày thể hiện truyền thống tốt đẹp "tôn sư trọng đạo " "uống nước nhớ nguồn " của dân tộc ta . Hãy ghi nhớ tới công ơn của thầy cô , những người đã dìu dắt chúng ta nên người , cho ta những con chữ , những bài học quý giá trong cuộc sống .
( Bài viết có tham khảo nguồn wikipedia )