Tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non

Trường trung cấp kỹ thuật tồng hợp Hà Nội tuyển sinh hệ sự phạm trung cấp mầm non và tiểu học

Vai trò của nghề sư phạm mầm non

Từ trước đến nay , sư phạm luôn được coi là nghề cao quý , là ngành nghề được xã hội quan tâm, sư phạm mầm non lại là nghạch đặc biệt trong nghề sư phạm . Nói đến mầm non là nói đến trẻ nhỏ , những mầm ươm tương lai của đất nước , vì vậy muốn theo nghề đòi hỏi phải có lòng yêu trẻ thơ cũng như tâm huyết với nghề

Liên thông trung cấp lên đại học , 1 cách nhìn mới

Theo quy chế của bộ Giáo Dục hiện nay , những bạn đã tốt nghiệp Trung Cấp đều có thể thi liên thông lên đại học

Trở thành giáo viên mầm non , có khó khăn ?

Thực trạng giáo viên mầm non còn thiếu hụt nhiều, nếu bạn ước mơ, muốn theo đuổi nghề sư phạm thì đây thực sự là cơ hội cho bạn bước tiếp tới tương lai của mình. Không đủ năng lực hay may mắn để vào ĐH thì hãy lựa chọn một con đường khác phù hợp hơn với mình, chỉ cần bạn không từ bỏ ước mơ của mình.

Đại học không phải là con đường thành công duy nhất

Tại Việt Nam hiện nay , rất nhiều các bậc phụ huynh đều nghĩ và muốn hướng con cái mình vào các trường đại học sau khi tốt nghiệp bậc THPT , với nhiều người , vào ĐH là con đường duy nhất để con cái mình thành công sau này , nhưng liệu điều đó có thật sự đúng ?

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Dùng ghim đâm vào chân trẻ nhỏ , 1 giáo viên mầm non tại Hà Nội bị buộc thôi việc



Dùng ghim giấy đâm vào chân trẻ nhỏ , cậu chuyện tưởng như đùa và chỉ xuất hiện ở những nơi còn dân trí thấp hay trên màn ảnh thì ngờ đâu lại xuất hiện giữa thủ đô Hà Nội , mang tính chất của vụ việc nghiêm trọng , nhiều phóng viên của nhiều tờ báo đã có mặt tại trường mầm non tư thục Tuổi Thần Tiên – Thanh Trì – Hà Nội để tìm hiểu vụ việc . Trong những năm gần đây , nạn bạo hành trẻ nhỏ tại các trường mầm non tư thục xảy ra thường xuyên và liên tục chưa có dấu hiệu giảm , nên đây vẫn là chủ đề nóng hổi và chưa lắng xuống , việc có một vụ việc như thế này lại dấy lên nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh có con em được gửi gắm tại các trường mầm non ,cũng như được sự quan tâm đặc biệt của báo chí ngôn luận .



Ngày 27/3, liên quan đến thông tin cô giáo mầm non Trà My dùng ghim giấy đâm vào chân học sinh, bà Đào Thị Phương Thảo – Hiệu trưởng trường mầm non tư thục Tuổi Thần Tiên (Khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, vào chiều ngày 18/3 có nhận được phản ánh của Ban giám hiệu nhà trường về việc có phụ huynh phản ánh sau khi con đi học về có xuất hiện các vết đỏ nhỏ ở chân và nghi ngờ cô giáo dùng vật nhọn để đâm. Sự việc xảy ra tại lớp của cô giáo Trà My (SN 1994).





Theo bà Thảo, cô giáo Trà My còn trẻ, tuổi đời ít lại vừa mới tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non nên còn thiếu kinh nghiệm trong phương pháp dạy trẻ . “Việc làm của cô giáo Trà My thực sự cũng không phải là ác tâm mà chỉ vì mong muốn để các em nghe lời đi ngủ. Tuy nhiên, không thể áp dụng cách làm đó được”, bà Thảo cho hay .



Ngay khi nhận được thông tin, Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu cô giáo giải trình về vụ việc trên. “Cô giáo Trà My đã nhận lỗi ngay và kể rằng, trong giờ ngủ trưa, nhiều em học sinh không chịu vào chỗ mà chạy lung tung nên đã lấy ghim giấy ấn vào chân một vài em để dọa rằng cho kiến cắn để các em phải nằm yên vào chỗ , bảo đảm giấc ngủ trưa ”.



Ngay sau khi cô giáo Trà My giải trình, trường mầm non tư thục Tuổi Thần Tiên đã cho họp toàn bộ giáo viên để thông báo sự việc và cảnh tỉnh răn đe các giáo viên khác.

Đến chiều ngày 18/3, phía trường mầm non tiếp tục cho họp các phụ huynh phản ánh việc con em có vết đỏ ở chân và cho đối chất trực tiếp với cô giáo Trà My. Sau buổi họp, thấy cô giáo đã nhận lỗi, một số phụ huynh đã xin giảm nhẹ hình phạt cho cô giáo này.

Đến ngày 19/3, Trường mầm non tư thục Tuổi Thần Tiên đã chính thức cho nghỉ việc đối với cô giáo Trà My. Sau đó các em học sinh ở lớp xảy ra sự việc đều đã đi học lại bình thường.



Bà Đào Thị Phương Thảo - hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết thêm, để tránh gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến môi trường giáo dục chung của trường, bà Thảo đã gửi thư ngỏ đến toàn bộ các phụ huynh học sinh để thông báo cụ thể về sự việc của cô Trà My đồng thời tổ chức họp toàn thể phụ huynh để thông tin và ổn định tâm lý cho mọi người. “Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi để xảy ra sự việc trên nhưng mong nhận được sự chia sẻ của cộng đồng. Để xây dựng được ngôi trường mầm non tư thục Tuổi Thần Tiên, trong suốt 15 năm qua, các thầy cô giáo đều tốn rất nhiều tâm huyết , và chất lượng đội ngũ giáo viên của trường đều rất cao , đều tốt nghiệp từ các trường trung cấp mầm non nên không có chuyện vụ việc xảy ra do chất lượng giáo viên kém “

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Học văn bằng 2 là gì , có phù hợp với xu hướng hiện nay ?

Nhiều bạn sau khi học xong đại học vẫn chưa thể định hướng cho mình một hướng đi đúng đắn , nhiều bạn còn do dự cho bước đường sự nghiệp kế tiếp của mình , trong hoàn cảnh đấy , học văn bằng 2 là hướng đi khá bằng phẳng cho các bạn . Nếu như trước đây , việc học văn bằng 2 không được nhiều bạn trẻ quan tâm thì nay , do thời buổi “người khôn của khó “ , đi kèm với đó là sự suy thoái của cả nền kinh tế ,hệ lụy là sự đi xuống trầm trọng của các ngành hot như ngân hàng , xây dựng ... khiến cho việc học văn bằng 2 một ngành mới và đang khan hiếm nguồn nhân lực như văn bằng 2 mầm non , văn bằng 2 y dược trở thành nhu cầu bức thiết của các bạn trẻ để có được 1 công việc ổn định . Ta không khó để nghe được một bạn sinh viên vừa tốt nghiệp xây dựng hay ngân hàng than vãn thất nghiệp , và cũng không khó để nghe được những dự định khác của các bạn sau khi ra trường , một trong số đó là đi học văn bằng 2 . Vậy học văn bằng 2 là gì , mục đích và lợi ích của nó ra sao ? Không phải bạn sinh viên nào cũng nắm rõ .



1. Văn bằng 2 là gì?
Văn bằng đại học là văn bằng cấp cho những người đã tốt nghiệp đại học ,có ít nhất một tấm bằng cử nhân trên tay , sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.


2. Hình thức đào tạo văn bằng 2?
Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phương thức giáo dục chính qui và không chính qui với các hệ và các hình thức học sau:

– Hệ không chính qui: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung không liên tục – hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn.

– Hệ chính qui: Học tập trung liên tục tại trường.


3. Điều kiện theo học ?
Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học được đăng ký dự tuyển học bằng đại học thứ hai.Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo qui định của trường. Đạt yêu cầu tuyển sinh theo qui định của trường.



4. Mục đích ?
Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp cho những người theo học , bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.


học văn bằng 2 mầm non - hướng đi mới đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

                     


5. Chương trình đào tạo văn bằng 2 như thế nào?
Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với từng ngành đào tạo là chương trình đào tạo hệ chính qui của ngành học đó đang được thực hiện tại cơ sở đào tạo.

Người học phải học đủ các học phần có trong chương trình đào tạo của ngành thứ hai mà khi học ngành thứ nhất chưa được học hoặc đã học nhưng chưa đủ khối lượng qui định.

Người học chỉ được bảo lưu kết quả học tập đối với những học phần trong chương trình đào tạo ngành thứ nhất có số đơn vị học trình tương đương hoặc lớn hơn so với chương trình đào tạo của ngành mới và đạt từ 5 điểm trở lên.



6. Đối tượng nào thuộc diện miễn thi văn bằng 2?
Việc miễn thi áp dụng đối với các trường hợp sau:

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ chính qui hoặc hệ không chính qui trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp đại học.

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ.

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ.

Trong trường hợp số thí sinh đăng ký dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đào tạo được giao thì Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc kiểm tra để tuyển đủ chỉ tiêu. Môn kiểm tra, nội dung, hình thức kiểm tra do Hiệu trưởng qui định và thông báo cho thí sinh.



7. Đối tượng không thuộc diện miễn thi phải thi môn gì?
Những người không thuộc diện miễn thì phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai.

Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định môn thi, nội dung, hình thức thi và thông báo trước cho thí sinh.

Đối với các ngành sư phạm, an ninh quốc phòng và các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định cụ thể điều kiện đăng ký dự tuyển, qui định về các môn thi, nội dung, hình thức và tổ chức tuyển sinh.



8. Bằng tốt nghiệp văn bằng 2 được quy định như thế nào?
Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai theo phương thức, hệ, hình thức học nào thì áp dụng các Qui chế hiện hành về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp đối với phương thức, hệ, và hình thức học đó như sau:

– Người học theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ), thực hiện các qui định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế của hệ không chính qui; nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng đại học thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ).

-Người học theo hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn, thực hiện các qui định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đối với hình thức này; nếu đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn.

-Người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, thực hiện đầy đủ các qui định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, làm đồ án, khoá luận, làm luận văn hoặc thi cuối khoá, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo Qui chế của hệ chính qui; nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp như hệ chính qui thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui.



9. Quy định bắt buộc ghi trên bằng văn bằng 2 là gì?
Trong văn bằng tốt nghiệp ghi hình thức đào tạo, dưới dòng chữ Bằng tốt nghiệp đại học bắt buộc ghi trong ngoặc đơn dòng chữ: “Bằng thứ hai”.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRUNG CẤP NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON, TIỂU HỌC NĂM 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRUNG CẤP NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON, TIỂU HỌC NĂM 2015

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HN LIÊN KẾT TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HN ĐÀO TẠO VÀ CẤP BẰNG 
 ( Trung cấp chuyên nghiệp – hệ chính quy )
I. Xét tuyển các ngành đào tạo chính quy:
+ Sư phạm Mầm Non.
+ Sư phạm Tiểu Học.
II. Đối tượng nhập học:
1. Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: học 02 năm.
2. Học sinh đã tốt nghiệp từ trung cấp trở lên theo quy định của Bộ GD&ĐT: học 01 năm.
III. Hình thức tuyển sinh
+ Ngành sư phạm Tiểu Học: Xét tuyển.
+ Ngành trung cấp sư phạm mầm non : Sơ tuyển và xét tuyển.
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 200 chỉ tiêu.
IV. Quyền lợi người học:
– Được cấp bằng chính quy do trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội cấp.
– Được học liên thông lên cao đẳng, đại học chính quy trên cả nước theo quy định của Bộ GD&ĐT.
– Được sắp xếp nơi thực tập và hỗ trợ hướng dẫn hướng nghiệp , xin việc sau khi ra trường.
– Được xác nhận miễn nghĩa vụ quân sự trong thời gian theo học tại trường.
– Các phòng học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất.
V. Hồ sơ nhập học.
Hồ sơ đăng ký nhập học gồm:
1.    01 Phiếu đăng ký Trung Cấp Chuyên Nghiệp (TCCN) (có xác nhận của địa phương, hoặc cơ quan).
2.    01 bản sao Học bạ THPT hoặc tương đương (có công chứng).
3.    01 bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương(có công chứng).
4.    01 Bản sao giấy khai sinh (sao y bản chính).
5.    02 CMND (photo).
6.    04 ảnh 3×4 và 04 ảnh 4×6 (ghi rõ họ tên,  ngày tháng năm sinh sau ảnh), 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc người nhận.
VI. Thời gian nhận hồ sơ:
- Thời gian nhận hồ sơ: từ tháng 03 / 2015.
- Có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.
CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HN


Địa chỉ: Số 89 Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội

Website: http://congnghebachkhoahanoi.edu.vn/
Email: trungcapcongnghebachkhoahn@gmail.com
Điện Thoại:  (04)38.620.888
Hotline: 0969.518.614 hoặc 0965.456.714 


Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Dự đoán những ngành học "hot" ngạch trung cấp trong những năm tới

Học trung cấp không còn là điều gì mới mẻ và lạ lẫm với các bạn học sinh , nhất là khi việc học đại học đã trở nên quá đại trà , tỷ lệ thất nghiệp khi ra trường càng ngày càng tăng . Trong những năm trước , những ngành nghề như ngân hàng , xây dựng ... được nhiều bạn theo học thì năm nay , xu hướng học của các bạn trẻ đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt , các ngạch như trung cấp sư phạm mầm non , trung cấp y dược , du lịch , nấu ăn  ... đang phát triển một cách nhanh chóng .





Nguyễn Thị Trang (khoa Kinh Tế Thương Mại , Đại học Thương mại) từ nhân viên bồi bàn trở thành đầu bếp của khách sạn 5 sao.Như bao bạn bè đồng trang lứa , năm cuối đại học, bạn lo lắng về công việc sau khi ra trường . Thực tế đúng như vậy , sau khi hoàn thành 4 năm học đằng đẵng , cầm tấm bằng đại học trong tay , Trang đi xin việc ở nhiều nơi nhưng không được. Bố mẹ, người thân họ hàng và cả bạn bè thông qua các mối quan hệ, đã lo cho Trang chỗ làm ở một cơ quan dưới quê. Công việc tuy ổn định nhưng vô cùng nhàm chán, những thời gian nhàn rỗi , Trang đã tìm tới sở thích của mình và tự lên mạng học hỏi những cách làm bánh khác nhau. Do không có đủ nguyên liệu và dụng cụ , ban đầu bạn chỉ làm những loại bánh đơn giản. Sau quá trình tìm hiểu , rồi thấy được đam mê thực sự của mình từ đó, Trang đã quyết xin bố mẹ cho trở lại Hà Nội để thực hiện ước mơ của mình. Bạn đi học 1 lớp trung cấp nấu ăn và song song với đó là tìm việc liên quan đến sở thích của mình .Sau 1 thời gian đi tìm việc ở 1 số nơi , cuối cùng Trang cũng tìm được người thầy vỡ lòng của mình vui mừng nhưng Trang vẫn không tự tin: “Tôi nói với bếp trưởng là tôi không có bằng cấp, kinh nghiệm, chỉ có sự yêu thích, say mê ”. Anh ấy nói đã gặp rất nhiều thợ bánh giỏi không được đào tạo bài bản nhưng họ có say mê, quyết tâm và kiên trì theo đuổi đến cùng cái mình làm”. 


Bạn Trần Đăng Tuấn lại có câu chuyện khác . Năm nay Tuấn đang học lớp 12 ,chuẩn bị thi đại học . Biết sức học của mình , chỉ có thể đủ đỗ những trường đại học trung bình đổ xuống , trong khi đó đam mê của bạn là kiến trúc thì gần như bạn không đáp ứng được , vì vậy ngay từ bây giờ Tuấn đã xác định cho mình 1 con đường khác , đó là học trung cấp xây dựng , vừa thỏa mãn đam mê lại không quá khó khăn để thi vào . Gần có lý do tương tư như Tuấn là Phương , cũng đang trong những ngày cuối của thời học sinh và xác định sẽ theo học trung cấp mầm non sau khi tốt nghiệp THPT .

Đây chỉ là 1 trong rất nhiều trường hợp và lý do để các bạn trẻ xác định theo học ngạch trung cấp , và dự báo trong những năm tới ,  việc học trung cấp sẽ còn phổ biến hơn nữa , và những ngành như trung cấp mầm non , trung cấp xây dựng , y dược ... sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa .






Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Chọn nghề và nỗi lo thất nghiệp

              Xu hướng phát triển ngành nghề hiện nay ngày một phức tạp , điển hình những năm 2000 , xây dựng là ngành hot , vô cùng phát triển và được nhiều bạn trẻ theo đuổi thì hiện nay đây lại là ngành đang đi xuống và có tỉ lệ thất nghiệp khá cao . Ngược lại ngành sư phạm mầm non lại đang có chiều hướng đi lên sau nhiều năm không được coi trọng , tỉ lệ đầu vào các trường cao đẳng , trung cấp mầm non gần đây tăng cao . Sự thay đổi đến chóng mặt xu hướng phát triển ngành nghề đã khiến cho các bạn học sinh , sinh viên hoang mang và ngập ngừng cho bước đi tiếp theo của mình .



Không những vậy , ngay cả đối với những ngành được đánh giá là “sang” như Tài chính, Ngân hàng,…hiện nay đã không còn nhu cầu cao về nguồn nhân lực . Trong khi đó, một số ngành như sư phạm mầm non, tiểu học dù hàng năm số lượng các bạn trẻ tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, trung cấp sư phạm mầm non là rất nhiều nhưng lại luôn thiếu nhân lực do đặc thù ngành này được đánh giá là khá vất vả,giờ làm việc nhiều , không ổn định lại đi kèm với trách nhiệm vô cùng lớn và nặng nề… Chính vì vậy, tâm lý chung của không ít các bạn trẻ là  “ám ảnh” về khả năng thất nghiệp khi quyết định chọn nghề .

Băn khoăn nỗi lo thất nghiệp


                          




Nguyễn Văn Tuấn, HS lớp 12 ở quận Hai Bà Trưng - HN cũng đang gặp phải tình trạng mà nhiều bạn trẻ đang gặp phải , đó là loay hoay giữa hai lĩnh vực. Tuấn nói, mình yêu thích và đủ khả năng thi vào ngành kiến trúc của một trường top trong ngành .  Nhưng Tuấn quen nhiều anh chị học nghành này , ra trường nhiều năm vẫn đang vất vả tìm việc hoặc việc không vừa ý và ngoài chuyên môn , khuyên Tuấn… đừng ảo tưởng về ngành nghề tưởng là hot này. Vì vậy cậu hoang mang nghĩ vài năm ra trường thất nghiệp nên đang cân nhắc thi vào ngành nhu cầu cao hơn như Kỹ thuật hoặc Sư phạm rồi sau này tính tiếp. “Em xác định được ngành nghề mình yêu thích cũng như khả năng nhưng không dám liều. Ra trường kiếm được việc làm mới là điều quan trọng nhất”, Tuấn bộc bạch.

Tình trạng cử nhân ra trường thất nghiệp, khó kiếm việc làm những năm gần đây đã tác động lớn đến việc lựa chọn ngành nghề tương lai của học trò. Không những bản thân các em lo lắng mà phía phụ huynh cũng có xu hướng khuyến khích con vào những ngành nghề có nhu cầu cao. Mặt tích cực cho thấy việc chọn nghề đã thực tế hơn, giảm được tình trạng “đi trên mây” nhưng có thể lại xảy ra thực trạng chọn nghề theo kiểu “coi nhẹ” khả năng, đam mê.

Hãy tự tin vào quyết định của mình !





Ông Trần Anh Tuấn, Phó GĐ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM cho hay, trước đây thí sinh thường băn khoăn mình không đủ khả năng, điều kiện để chọn ngành nghề nào đó. Nhưng gần đây có nhiều trường hợp bối rối do có điều kiện theo đuổi ngành nghề mình yêu thích nhưng không e ngại khả năng ra trường khó có việc làm.

Ông Tuấn cho hay, thị trường lao động TPHCM trong những năm tới, các ngành nghề sẽ có nhu cầu nhân lực khác nhau. Dự báo giai đoạn 2015 -2015 và đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại TPHCM mỗi năm có khoảng 260.000- 270.000 chỗ làm việc, trong đó có 130.000 chỗ làm việc mới.

Tổng nhu cầu nhân lực các nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế- Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm 33%, nhóm ngành Khoa học tự nhiên chiếm 7% và các nhóm ngành khác chiếm 3-5%.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, thị trường lao động TPHCM nói riêng và cả nước nói chung trong những năm tới sẽ mở rộng hơn nhưng tính cạnh tranh ngày càng cao. Người ta không quan tâm nhiều tới số lượng mà quan trọng nhất là chất lượng nhân sự có đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng không.

“Nếu các bạn xác định rõ được ngành nghề mình yêu thích, có khả năng thì không có gì phải sợ. Khi theo đuổi công việc nào, các bạn phải thật sự nỗ lực. Doanh nghiệp sẽ đòi hỏi người lao động các yếu tố về chuyên môn, thái độ, kỹ năng, khả năng tư duy”, ông Tuấn nói.

Để xác định nên “liều” với một ngành nghề nào đó hay không, thí sinh cần xác định rõ khả năng, điều kiện cũng như đam mê của bản thân. Còn bạn từ bỏ ngành nghề mình thật sự yêu thích lái sang lĩnh vực khác sau này dễ rơi vào bi kịch theo học nghề mình không có khả năng, không yêu thích.

Một điều đáng lo ngại, theo các chuyên gia nhân sự chính là việc hướng nghiệp chưa hiệu quả, các bạn trẻ chọn nghề theo cảm tính, dễ ngộ nhận mình yêu thích công việc nào đó rồi lao theo bằng được. Một khi đặt tình yêu không đúng chỗ thì việc “liều” cũng phải trả giá đắt.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Tác hại của việc nghỉ tết quá nhiều với sinh viên

Đợt tết nguyên đán vừa rồi , đối tượng được nghỉ nhiều nhất là học sinh , sinh viên . Nhất là với sinh viên , có trường thời gian nghỉ lên tới hơn nửa tháng . Điều này tưởng có lợi mà lại là có hại với các bạn .

Hầu hết các bạn sinh viên đều hân hoan khi được nghỉ tết dài ngày ,  với các bạn , đây là thời gian về với gia đình , tụ tập bạn bè , người thân , anh em . Tại 1 số trường như các trường trung cấp mầm non , 1 số trường đại học cao đẳng trong cả nước , số ngày nghỉ lên tới hơn 2 tuần , bắt đầu từ 24 tết cho tới tận mùng 9 mùng 10 . Thời gian quá dài khiến cho các bạn có 1 sức y tương đối lớn khi bắt đầu lại công việc học tập bình thường  Mặt khác , kiến thức học tập của các bạn cũng bị mai một và đánh rơi do đã lâu không động vào sách vở . Cần phải phân biệt sự khác nhau giữa nghỉ hè và nghỉ tết , thời gian nghỉ hè tuy có dài hơn hẳn nghỉ tết tuy nhiên đây là thời gian các bạn đã hoàn thành hết học phần của mình , kiến thức không còn bị dở dang , còn đợt nghỉ tết là khi các bạn đang trong quá trình thu nạp kiến thức , vì thế nên nghỉ dài ngày là vô cùng có hại .





Bạn Nguyễn Thị T , sinh viên trường cao đẳng ngân hàng cho hay : “ khi biết được nghỉ tết từ rất sớm , bọn em ai cũng vui mừng , những bạn ở nhà xa thì mau chóng về nhà với gia đình , tuy nhiên chỉ đến khoảng mùng 4 mùng 5 tết là em đã cảm thấy bắt đầu có sức ỳ và chán do nghỉ tết quá nhiều ngày , chỉ mong được đi học càng sớm càng tốt nhưng trường em 11 mới bắt đầu học trở lại ... “ .


Bạn Vũ Thành Trung , sinh viên trường ĐH GTVT cũng có ý kiến tương tự : “Do được nghỉ sớm nên em tranh thủ tụ tập bạn bè , anh em hết từ trước tết nên trong tết chỉ có đi loanh quanh họ hàng , ăn uống ... , đến mùng 4 tết là em đã cảm thấy chán và chỉ muốn được đi học vì chẳng còn biết làm gì , chỉ loanh quanh trong nhà “ .





Nghỉ tết là niềm vui lớn với tất cả mọi người , không ngoại trừ các bạn học sinh sinh viên , nhưng nghỉ như thế nào , dài hay ngắn thì lại là vấn đề lớn cần thay đổi .

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Làm thêm khi còn đang đi học , lợi nhiều hơn hại

Nhiều gia đình không muốn cho con cái mình phải lao vào kiếm tiền khi còn quá sớm . Tuy nhiên thực tế hiện nay , rất nhiều bạn trẻ đã tự tìm cho mình một công việc bán thời gian ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường , ví dụ như những bạn học ngành sư phạm như sư phạm toán , văn , tin ... có thể đi dạy thêm , thấp hơn 1 chút như các bạn học trung cấp mầm non có thể nhận trông trẻ hay dạy kèm luyện chữ , những bạn học kinh tế thì nhiều bạn đã mạnh dạn buôn bán làm ăn nhỏ cho dù vẫn còn đi học . Việc này đều đem lại cho các bạn những lợi ích không nhỏ .




Không còn lo vấn đề tài chính :

Với những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn , đi làm thêm ngay từ khi còn là sinh viên giúp bạn có các khoản thu nhập đều đặn hàng tháng và giảm tải 1 phần không nhỏ số tiền cha mẹ phải gửi hàng tháng . Còn với những bạn có điều kiện tốt hơn , đi làm thêm giúp các bạn có thể tự lo được tiền tiêu vặt , sinh hoạt cá nhân của mình .



Các mối quan hệ được mở rộng , kỹ năng giao tiếp được nâng cao :

Làm việc sớm đồng nghĩa các mối quan hệ công sở , đồng nghiệp mới cũng được hình thành từ sớm , điều này vô cùng có lợi cho bạn , giúp ích cho bạn thuận lợi hơn trong công việc cũng như sự nghiệp sau này . Ngoài ra , do được và chạm từ sớm , kỹ năng giao tiếp , xử lý tình huống của bạn chắc chắn cũng sẽ hơn những bạn bè đồng trang lứa chưa đi làm .

Bản Cv đẹp hơn

Hiện nay , bằng cấp không còn quá quan trọng , các nhà tuyển dụng đã chú trọng hơn vào trình độ , kinh nghiệm và năng lực của người ứng tuyển , vì vậy nếu đi làm từ sớm , tới khi ra trường ,trên bản cv của bạn đã có 1 – 2 năm kinh nghiệm thì quả là lợi thế không nhỏ , có thể đánh bật những ứng cử viên đồng trang lứa chưa có kinh nghiệm khác .


Kinh nghiệm làm việc

Lý thuyết học được khi học đại học và áp dụng vào công việc luôn là 2 phạm trù khác hẳn nhau , việc làm thêm là cách thực hành hoàn hảo những kiến thức, kỹ năng bạn đã được học ở nhà trường. Bạn có thể được làm thử những công việc mà mình mơ ước nếu chọn được công việc làm thêm phù hợp. Sau khi ra trường bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối và bỡ ngỡ khi bắt đầu đi làm. Mỗi ngày đi làm thêm, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể học được những bài học lớn ở bên ngoài trường đại học.