Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Học văn bằng 2 là gì , có phù hợp với xu hướng hiện nay ?

Nhiều bạn sau khi học xong đại học vẫn chưa thể định hướng cho mình một hướng đi đúng đắn , nhiều bạn còn do dự cho bước đường sự nghiệp kế tiếp của mình , trong hoàn cảnh đấy , học văn bằng 2 là hướng đi khá bằng phẳng cho các bạn . Nếu như trước đây , việc học văn bằng 2 không được nhiều bạn trẻ quan tâm thì nay , do thời buổi “người khôn của khó “ , đi kèm với đó là sự suy thoái của cả nền kinh tế ,hệ lụy là sự đi xuống trầm trọng của các ngành hot như ngân hàng , xây dựng ... khiến cho việc học văn bằng 2 một ngành mới và đang khan hiếm nguồn nhân lực như văn bằng 2 mầm non , văn bằng 2 y dược trở thành nhu cầu bức thiết của các bạn trẻ để có được 1 công việc ổn định . Ta không khó để nghe được một bạn sinh viên vừa tốt nghiệp xây dựng hay ngân hàng than vãn thất nghiệp , và cũng không khó để nghe được những dự định khác của các bạn sau khi ra trường , một trong số đó là đi học văn bằng 2 . Vậy học văn bằng 2 là gì , mục đích và lợi ích của nó ra sao ? Không phải bạn sinh viên nào cũng nắm rõ .



1. Văn bằng 2 là gì?
Văn bằng đại học là văn bằng cấp cho những người đã tốt nghiệp đại học ,có ít nhất một tấm bằng cử nhân trên tay , sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.


2. Hình thức đào tạo văn bằng 2?
Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phương thức giáo dục chính qui và không chính qui với các hệ và các hình thức học sau:

– Hệ không chính qui: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung không liên tục – hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn.

– Hệ chính qui: Học tập trung liên tục tại trường.


3. Điều kiện theo học ?
Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học được đăng ký dự tuyển học bằng đại học thứ hai.Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo qui định của trường. Đạt yêu cầu tuyển sinh theo qui định của trường.



4. Mục đích ?
Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp cho những người theo học , bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.


học văn bằng 2 mầm non - hướng đi mới đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

                     


5. Chương trình đào tạo văn bằng 2 như thế nào?
Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với từng ngành đào tạo là chương trình đào tạo hệ chính qui của ngành học đó đang được thực hiện tại cơ sở đào tạo.

Người học phải học đủ các học phần có trong chương trình đào tạo của ngành thứ hai mà khi học ngành thứ nhất chưa được học hoặc đã học nhưng chưa đủ khối lượng qui định.

Người học chỉ được bảo lưu kết quả học tập đối với những học phần trong chương trình đào tạo ngành thứ nhất có số đơn vị học trình tương đương hoặc lớn hơn so với chương trình đào tạo của ngành mới và đạt từ 5 điểm trở lên.



6. Đối tượng nào thuộc diện miễn thi văn bằng 2?
Việc miễn thi áp dụng đối với các trường hợp sau:

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ chính qui hoặc hệ không chính qui trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp đại học.

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ.

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ.

Trong trường hợp số thí sinh đăng ký dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đào tạo được giao thì Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc kiểm tra để tuyển đủ chỉ tiêu. Môn kiểm tra, nội dung, hình thức kiểm tra do Hiệu trưởng qui định và thông báo cho thí sinh.



7. Đối tượng không thuộc diện miễn thi phải thi môn gì?
Những người không thuộc diện miễn thì phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai.

Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định môn thi, nội dung, hình thức thi và thông báo trước cho thí sinh.

Đối với các ngành sư phạm, an ninh quốc phòng và các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định cụ thể điều kiện đăng ký dự tuyển, qui định về các môn thi, nội dung, hình thức và tổ chức tuyển sinh.



8. Bằng tốt nghiệp văn bằng 2 được quy định như thế nào?
Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai theo phương thức, hệ, hình thức học nào thì áp dụng các Qui chế hiện hành về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp đối với phương thức, hệ, và hình thức học đó như sau:

– Người học theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ), thực hiện các qui định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế của hệ không chính qui; nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng đại học thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ).

-Người học theo hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn, thực hiện các qui định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đối với hình thức này; nếu đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn.

-Người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, thực hiện đầy đủ các qui định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, làm đồ án, khoá luận, làm luận văn hoặc thi cuối khoá, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo Qui chế của hệ chính qui; nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp như hệ chính qui thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui.



9. Quy định bắt buộc ghi trên bằng văn bằng 2 là gì?
Trong văn bằng tốt nghiệp ghi hình thức đào tạo, dưới dòng chữ Bằng tốt nghiệp đại học bắt buộc ghi trong ngoặc đơn dòng chữ: “Bằng thứ hai”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét