Tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non

Trường trung cấp kỹ thuật tồng hợp Hà Nội tuyển sinh hệ sự phạm trung cấp mầm non và tiểu học

Vai trò của nghề sư phạm mầm non

Từ trước đến nay , sư phạm luôn được coi là nghề cao quý , là ngành nghề được xã hội quan tâm, sư phạm mầm non lại là nghạch đặc biệt trong nghề sư phạm . Nói đến mầm non là nói đến trẻ nhỏ , những mầm ươm tương lai của đất nước , vì vậy muốn theo nghề đòi hỏi phải có lòng yêu trẻ thơ cũng như tâm huyết với nghề

Liên thông trung cấp lên đại học , 1 cách nhìn mới

Theo quy chế của bộ Giáo Dục hiện nay , những bạn đã tốt nghiệp Trung Cấp đều có thể thi liên thông lên đại học

Trở thành giáo viên mầm non , có khó khăn ?

Thực trạng giáo viên mầm non còn thiếu hụt nhiều, nếu bạn ước mơ, muốn theo đuổi nghề sư phạm thì đây thực sự là cơ hội cho bạn bước tiếp tới tương lai của mình. Không đủ năng lực hay may mắn để vào ĐH thì hãy lựa chọn một con đường khác phù hợp hơn với mình, chỉ cần bạn không từ bỏ ước mơ của mình.

Đại học không phải là con đường thành công duy nhất

Tại Việt Nam hiện nay , rất nhiều các bậc phụ huynh đều nghĩ và muốn hướng con cái mình vào các trường đại học sau khi tốt nghiệp bậc THPT , với nhiều người , vào ĐH là con đường duy nhất để con cái mình thành công sau này , nhưng liệu điều đó có thật sự đúng ?

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Sự phát triển trở lại của nghề giáo viên mầm non


Từng có giai đoạn , học tập để trở thành giáo viên mầm non là trào lưu được nhiều người theo đuổi, tại thời điểm đó , nghề sư phạm được coi là ngành vô cùng cao quý và không phải ai cũng có thể theo học . Tuy nhiên trong những năm gần đây ,do kinh tế đi xuống cùng với mức đãi ngộ chưa được tốt , không theo kịp thời đại , không còn mấy ai quan tâm tới nghề này . Trong năm 2014 vừa qua , bộ và ban ngành đã có những nỗ lực để thu hút lại nguồn nhân lực còn đang vô cùng thiếu hụt .


Trước đây , khi đất nước trong thời kỳ đổi mới ,nhất là trong những năm 90 của thế kỷ trước, sự thiếu hụt và nhu cầu tăng cường về công tác giáo viên , trong đó có giáo viên mầm non là vô cùng cấp thiết tại mọi vùng miền trên đất nước , do đó nhà nước đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho những người làm nghề giáo khi đó như lương thưởng cao hơn mức trung bình , được cấp đất , phát nhà , miễn một số loại thuế ... Kèm theo đó là sự phát triển của các trường đại học , cao đẳng , trung cấp mầm non . Vì vậy nghề giáo viên vô cùng được trọng vọng và phát triển .



Thực trạng hiện nay


Các trường đào tạo, một loạt các trường Cao đẳng, Trung cấp từ Hà nội đến các tỉnh trong những năm vừa qua đều giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh , có những trường giảm hơn một nữa so với những năm trước . Số lượng sinh viên đăng kí theo học các chuyên ngành Sư phạm cũng giảm đi một cách nhanh chóng. Do mức đãi ngộ và phân bổ giáo viên không hợp lý , nhiều bạn ra trường thất nghiệp hoặc phải làm hợp đồng nhận lương bèo bọt là tình trang dễ thấy .



Học trung cấp mầm non và tốt nghiệp với tấm bằng loại khá cách đây 1 năm nhưng Nguyễn Phương Lan  ở Bắc Ninh lại về quê làm công nhân dệt may tại khu công nghiệp gần nhà . Ra trường dù đã gửi đơn xin việc ở nhiều nơi, nhưng đều chỉ nhận được thông báo “đã đủ người” hoặc “đợi chúng tôi gọi lại” nhưng không thấy đâu nữa . Lan đành về nhà làm công nhân may do người cô họ giới thiệu vào làm, bỏ lại công sức học hành để trở thành giáo viên trong bao nhiêu năm . Thực tế những trường hợp như Lan không phải là hiếm, nhiều bạn trẻ theo ngành sư phạm mầm non đã phải bỏ ước mơ giữa chừng . Một số bạn trẻ may mắn hơn thi có thể được nhận dạy làm hợp đồng , nhưng môi trường không tốt , mức đãi ngộ cũng không hề cao so với mặt bằng chung của xã hội nên cũng đành ngậm ngùi chuyển sang làm nghề khác .



Có một thực tế là để làm giáo viên mầm non không hề khó , có khi chỉ cần học 8 tháng lớp chuyên tu là cũng có thể có được tấm bằng để theo nghề . Thậm chí tại 1 số trường tư , những giáo viên còn không có bằng cấp ,làm việc “chui” hoàn toàn theo kinh nghiệm mà không hề được đào tạo bài bản tại bất cứ trường nào . Vì vậy việc quay lưng với nghề sư phạm mầm non là điều không thể tránh khỏi .



Những biện pháp và cải cách của bộ giáo dục :





Thấy rõ được nhiều mặt còn hạn chế và tồn tại của nghề sư phạm , trong năm 2014 vừa qua và bắt đầu sang năm 2015 , bộ giáo dục đào tạo và các ban ngành liên quan đã có những thay đổi rõ rệt và quyết liệt . Cụ thể hiện nay , nếu không học tối thiểu qua các trường trung cấp chuyên ngành , sẽ không được đứng lớp . Những đãi ngộ với người trong ngành cũng cao hơn trước , cụ thể lương cơ bản của giáo viên tiểu học tăng 25% so với năm 2012 và đặc biệt của giáo viên mầm non là tăng hơn 30% so với cùng kỳ . Việc phân bổ nguồn nhân lực giáo viên mầm non cũng được quan tâm một cách sát sao để tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu , những nơi vùng sâu vùng xa , các huyện còn khó khăn , giáo viên sẽ được đãi ngộ cao hơn so với các tỉnh , thành phố ở vùng đồng bằng .

Hệ trung cấp Sư phạm mầm non đã có sức hút trở lại!





Do đã có những cải cánh và thu về được những kết quả nhất định , kỳ tuyển sinh 2014, số lượng các trường trung cấp mầm non tại Hà Nội ngày càng được thành lập nhiều để thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của nhà nước ,đồng thời để đáp ứng được nhu cầu học tập của các bạn trẻ . Việc tuyển sinh trung cấp mầm non không còn khó khăn như những năm về trước . Trái với tình trạng “đìu hiu” như mọi năm, năm 2014 vừa rồi , ngành Sư phạm Mầm non đã có sức hút trở lại vì số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tăng hơn hẳn so với năm trước.



Cùng với đó , những bạn trẻ khi ra trường cũng đã được quan tâm và tạo điều kiện gây dựng công ăn việc làm . Số tỉ lệ giáo viên mầm non thất nghiệp khi ra trường đã giảm đáng kể ,mức đãi ngộ cũng đã cao hơn hẳn so với những năm về trước , tình trạng bỏ ngành bỏ nghề gần như đã không còn . Cuộc sống của những người “gõ đầu trẻ “ đã khấm khá hơn , đủ trang trải và giúp các bạn có động lực để tiếp tục theo đuổi ước mơ nuôi dạy trẻ nhỏ .



Nghề giáo viên Mầm non đã có sức hút trở lại !



Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Những việc cần làm khi bạn sắp phải đương đầu với hoàn cảnh thất nghiệp


Thất nghiệp không phải là cái gì đó quá ghê gớm , hầu như ai trong đời cũng từng ít nhất 1 lần trải qua , trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay , việc thất nghiệp lại càng phổ biến .


Theo thống kê mới nhất của sở lao động và thương binh xã hội , nước ta có tới gần 15 % số người trong độ tuổi đi làm thất nghiệp , một con số khá lớn phản ánh tình trạng kinh tế ảm đạm hiện nay . Tất nhiên không một ai muốn lâm vào hoàn cảnh ngồi nhà chờ việc, nhưng bản thân mỗi người , nhất là những bạn sinh viên mới ra trường cần trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức để vượt qua giai đoạn khó khăn này . Những giải pháp như làm tạm việc thời vụ , học tiếp văn bằng khác có khoảng thời gian học ngắn hạn như học trung cấp mầm non , trung cấp dược ... là một trong những hướng đi khá sáng . Sau đây là những việc quan trọng nhất các bạn cần thực hiện :



Làm ngay Bảo hiểm

Việc đầu tiên các bạn cần phải làm đó làm làm ngay bảo hiểm , ra phường xã hoặc các bệnh xá , bệnh viện gần nhất để đăng ký thủ tục làm thẻ bảo hiểm , không có việc làm đồng nghĩa với không có hợp đồng lao động ,và cũng đồng nghĩa với không có nơi nào chi trả cho bạn bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội , vì vậy tự làm cho mình thẻ bảo hiểm xã hội là vô cùng cần thiết khi thất nghiệp , tránh rủi ro mất tiền khi ốm đau bệnh tật , thẻ bảo hiểm y tế đúng tuyến có thể hộ trợ cho bạn tới 90% tiền viện phí , trái tuyến cũng lên tới 50% , đây là một con số rất lớn nhất là khi các bạn đang trong hoàn cảnh ốm đau túng thiếu vì không có việc làm






Chi tiêu một cách hợp lý và tiết kiệm 


Lập một kế hoạch chi tiêu tiết kiệm với khả năng của mình là điều cần thiết phải làm , không có việc có nghĩa là bạn không kiếm ra tiền , số tiền của bạn chỉ có vơi đi chứ không thể nhiều thêm . Vì thế chi tiêu một cách tiết kiệm là giải pháp giúp bạn cầm cự trong hoàn cảnh khó khăn . Bạn có thể tối giản chi tiêu cho việc nhậu nhẹt chơi bời , cũng như giảm mức sinh hoạt của mình xuống một chút , giảm chút khẩu phần ăn , tìm nhà trọ giá rẻ hơn , mục đích để có khả năng chi trả các khoản trong thời kỳ chưa kiếm ra tiền . Cần tránh tình trạng vừa hết tiền , vừa không có việc làm , nếu để lâm vào tình trạng đó , việc nợ nần túng thiếu là không thể tránh khỏi .

                              


Giữ các mối quan hệ bạn bè , đồng nghiệp cũ và giao tiếp trao đổi ngoài xã hội

Người ta thường nói “giàu vì bạn , sang vì vợ ” , vì thế giữ các mối quan hệ tốt với bạn bè , đồng nghiệp cũ … cũng là một cách để các bạn có cơ hội việc làm .Ngoài ra , tham dự các buổi gặp mặt,các event , khoá học chuyên nghiệp mà để giao lưu học hỏi, nâng cao trình độ, tìm kiếm cơ hội tốt để có thêm những mối quan hệ mới, tăng cường nối kết mối quan hệ cũ , những công việc bất ngờ nhiều khi cũng từ đó mà ra .


                 


Suy nghĩ lạc quan và có chí tiến thủ

Thất nghiệp như đã nói , không phải là điều gì đó quá ghê gớm , vì vậy các bạn cần suy nghĩ tích cực , lạc quan với hiện tại trước mắt , điều này vô cùng quan trọng vì chỉ khi con người hướng tới những điều tốt đẹp , lạc quan và có chí tiến thủ thì mới có thể thoát ra khỏi khó khăn thực tại . Mọi vấn đề sẽ dược giải quyết nếu các bạn suy nghĩ thông suốt và có hướng đi riêng cho mình





Có thể học thêm chứng chỉ , văn bằng hoặc ngoại ngữ để nâng cao và trau dồi kiến thức

Học tiếp trong thời gian này là một việc làm vô cùng hiệu quả , thay vì ngồi nhà chờ việc , trong lúc thừa thời gian rảnh rỗi , các bạn có thể lấp chố trống bằng cách đi học thêm kiến thức , hoặc cũng có thể học sang một ngành mới để có khả năng xin việc cao hơn như học trung cấp mầm non , học tiếng anh chuyên ngành ... .Thực tế nhiều người đã chọn cho mình hướng đi này .




Còn rất nhiều việc phải làm khi các bạn lâm vào cảnh thất nghiệp , nhưng có một điểm chung là các bạn chỉ cần suy nghĩ đúng đắn , có chí tiến thủ , có mục tiêu và vạch ra được đường đi phía trước thì chắc chắn cơ hội việc làm sẽ mở ra với các bạn .

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Đang học trung cấp có phải đi nghĩa vụ không ?

Đây là thắc mắc của nhiều bạn sinh viên đang theo học các trường trung cấp , trừ những ngành đặc thù như trung cấp mầm non , trung cấp sư phạm nơi tỉ lệ sinh viên nữ chiếm đa số thì hầu hết các trường còn lại đều có số sinh viên nam theo học nhiều , và các bạn đều có lo ngại chung là liệu mình có bị gọi đi nghĩa vụ quân sự không trong khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường .







Theo thông tư mới nhất , thời gian phục vụ tại ngũ tăng từ 18 thành 24 tháng với tất cả đối tượng để bảo đảm đủ thời gian huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới , chỉ tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ Quân sự với các Học sinh, Sinh viên hệ Chính quy. Về độ tuổi nhập ngũ, ngoài việc quy định: “Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi nhập ngũ trong thời bình từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi”, dự án Luật Nghĩa Vụ Quân Sự (sửa đổi) đã bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân học chương trình đào tạo Đại học, đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi . Việc quy định đối tượng nằm trong diện tạm hoãn  bao gồm sinh viên đang học tập tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, cơ sở Giáo dục Đại học là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ nên gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi nhập ngũ; việc gọi công dân tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội không nhiều. Do đó, dự thảo luật mới đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là Học sinh phổ thông, Sinh viên Đào tạo Đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân “đi xây dựng vùng Kinh tế mới trong 3 năm đầu”.



Như vậy có thể thấy , ngoài những bạn học tại những trường đại học chính quy , những đối tượng còn lại như học các trường đại học dân lập , cao đẳng hay trung cấp nghề đều nằm trong diện có khả năng bị gọi ,tuy nhiên ,các ban ngành cũng cho hay , sẽ hạn chế mức tối đa gọi những đối tượng này mà tập trung vào những thành phần thất nghiệp và không đi học . Các bạn sinh viên học tại các trường trung cấp , cao đẳng chỉ cần làm đơn hoãn nhập ngũ với đầy đủ chữ ký của nhà trường đang theo học là có thể yên tâm hoàn thành khóa học của mình .

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Những vấn đề còn tồn tại của công tác đào tạo nghề năm 2014 và cách giải quyết của bộ và các ban ngành liên quan trong năm 2015


Theo con số mới được Bộ Lao động Thương binh Xã hội thống kê gần đây , trong năm 2014 các trường cao đẳng , trung cấp nghề , điển hình như các trường cao đẳng sư phạm , trung cấp kế toán , trung cấp mầm non , trung cấp xây dựng .... mới dạy nghề được khoảng hơn 2 triệu người , đạt hơn 110% theo kế hoạch, trong đó , số lượng sinh viên tuyển mới trung cấp nghề là hơn 200 nghìn em , đạt gần 80% kế hoạch; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 1,8 triệu người, đạt gần 120% kế hoạch . Tổng số lao động được qua đào tạo chuyên môn tính trên cả nước đạt xấp xỉ 49% .




                            





Tuy nhiên, Bộ Lao động Thương binh Xã hội thẳng thắn nhìn nhận việc tuyển sinh dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề còn nhiều bất cập và hạn chế , không hoàn thành kế hoạch như mong muốn . Chất lượng, hiệu quả dạy nghề ở một số địa phương, cơ sở dạy nghề còn rất nhiều hạn chế , chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về số lượng, chất lượng, trình độ của thị trường lao động hiện nay, chậm đổi mới và cập nhật công nghệ dù cho ngày nay công nghệ thay đổi từng ngày . Tại các vùng nông thôn , các trường và ban ngành sở tại chưa thay đổi được nhận thức và cách tổ chức để tăng tầm hiểu biết cho người dân về độ quan trọng của việc học nghề đào tạo nghề . Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhiều cơ sở dạy nghề còn tương đối hạn chế nhất là về kỹ năng thực hành , chỉ chuyên sâu quá nhiều vào ký thuyết ; thiết bị dạy nghề đã cũ kỹ lạc hậu không còn phù hợp để giảng dạy và cho sinh viên theo học thực hành .




                         





Trong năm 2015, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đặt ra phương hướng và mục tiêu tuyển mới : dạy nghề 2,15 triệu người, trong đó: trung cấp nghề, cao đẳng nghề phải đạt được 250 nghìn người; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 2 triệu người. Song song với số lượng , chất lượng cũng phải bắt buộc được nâng tâm , cơ sở vật chất phải được đầu tư mới , khang trang và hiện đại hơn nhằm tăng cường thực hành cho những đối tượng theo học nghề . Ngoài ra, Bộ cũng chú trọng tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp địa phương , huy động các doanh nghiệp tham gia chung tay dạy nghề; mở rộng thực hiện cơ chế dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Đi kèm với điều đó là việc Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp. Đẩy mạnh công tác phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, giúp những học sinh không có nhiều điều kiện học tập hoặc có sức học trung bình được trang bị kiến thức và kỹ năng lập nghiệp .

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Quan niệm sai lâm phổ biến hiện nay , không phải cứ cho trẻ được tiếp cận với tiếng anh từ sớm đã là tốt !

Ngày nay , tiếng anh đã trở thành môn học bắt buộc ngay từ cấp tiểu học , nhiều gia đình còn cho con em mình học thêm ngay từ khi còn  rất nhỏ , khi còn đang học nhà trẻ mẫu giáo . Nhưng bắt trẻ phải tiếp cận một ngôn ngữ mới , không phải là tiếng mẹ đẻ quá sớm như vậy liệu có tốt ? 





Thực tế hiện nay , các trường trung cấp mầm non cũng đã bắt đầu đưa tiếng anh làm môn học chính , 1 số trường còn làm một trong những môn thi tốt nghiệp , các trường muốn trang bị cho những giáo viên mầm non tương lai kỹ năng tiếng anh tốt để có thể đưa vào giảng dạy cho trẻ sau này . Tại các trường mầm non liên kết hoặc 100% vốn nước ngoài , giáo viên phải biết tiếng anh cũng là điều bắt buộc . Tại những ngôi trường này , trẻ sẽ được giảng dạy song song hoặc hoàn toàn bằng tiếng anh , nhiều buổi sẽ do giáo viên bản địa phụ trách . Có  nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này , một bộ phận ủng hộ vì cho rằng trang bị cho trẻ tiếng anh từ nhỏ sẽ giúp trẻ tự tin giao tiếp cũng như có cơ hội thành công hơn sau này , tuy nhiên nhiều người lại cho rằng không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức khi mà trẻ còn chưa phát triển toàn diện và đầy đủ , khi nói tiếng mẹ đẻ còn chưa sõi . Trong những năm đổ lại đây đã bắt đầu xuất hiện tình trạng trẻ 4 5 tuổi nói giỏi tiếng anh nhưng tiếng việt thì chỉ bập bẹ , đây là hậu quả của việc đầu tư lệch của cha mẹ , sính ngoại và quá chú trọng vào ngoại ngữ khi các bé còn quá nhỏ .







Khi được hỏi ý kiến các phụ huynh trên địa bàn Hà Nội , đa số vẫn tán thành việc cho trẻ học tiếng anh ngay từ khi học các lớp mầm ,lớp lá , tuy nhiên dạy có chừng mực , vừa phải để trẻ chỉ cần hiểu căn bản và tập làm quen không bị bỡ ngỡ về sau . Ý kiến này cũng được hầu hết đa số các hiệu trưởng  , giáo viên mầm non trên địa bàn ủng hộ. Thay vì dạy song song và nặng tính lý thuyết , chỉ cần dạy trẻ thuộc bảng chữ cái , chơi các trò chơi đơn giản có lồng vào những từ tiếng anh như ghép chữ , đố vui ... là đã có thể giúp trẻ làm quen , được học mà không cảm thấy nhàm chán hay áp lực .



Dạy tiếng anh cho trẻ ngay từ các lớp mầm non không phải là không đem đến hiệu quả , quan trọng là cách nhìn nhận và tiếp cận của người lớn về vấn đề này nếu biết giảng dạy đúng cách và phân bổ khối lượng cũng như thời gian hợp lý . Tránh tình trạng nhồi nhét , ép buộc và đặt nặng thành tích cho trẻ .

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Đâu là những trường trung cấp mầm non chất lượng nên theo học tại Hà Nội ?


Xu hướng mới trong những năm gần đây của các bạn học sinh là đi học trung cấp vì đầu vào không khó mà thời gian học ngắn , có thể sớm đi làm . Một trong những ngành đang hot gần đây là ngành trung cấp mầm non , tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu và biết rõ chất lượng của các trường .


                    


Trong thời buổi thị trường hiện nay , giáo dục cũng là một ngành kinh doanh , do được đầu từ khác nhau nên chất lượng các trường cũng có sự chênh lệch nhau rõ rệt cả về chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật chất . Đã từng có tình trạng phàn nàn của phụ huynh cũng như chính những bạn sinh viên về chất lượng đào tạo , sự thiếu nhiệt tình cũng như chất lượng phòng học , đội ngũ quản lý , tư vấn . Do bộ giáo dục chưa siết chặt cơ cấu quản lý của các trường nghề và trung cấp nên những việc trên vẫn còn tồn tại . Vì vậy , biết được đâu là trường chất lượng tốt là vấn đề cấp thiết được đông đảo người dân quan tâm . Hiện tại trên địa bàn Hà Nội , một số trường chất lượng như trường trung cấp sư phạm mầm non , trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội đang được công nhận là những trường co chất lượng đào tạo tốt nhất trên địa bàn , không những vậy cơ sở vật chất tại những trường trên mới được đầu tư mới trong năm vừa rồi nên hoàn toàn đảm bảo cho việc dạy và học .Đây là hai trong những trường đã có tiếng từ lâu về chất lượng giáo viên , giảng dạy . Một điểm được đánh giá cao nữa là học phí của hai trường trung cấp này cũng hợp lý cho những bạn có điều kiện kinh tế không dư dả , với chi phí không cao , thời gian học chỉ hai năm nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm theo học .Thực tế cũng cho thấy trong những năm gần đây , chất lượng của sinh viên hai trường trên , nhất là trường trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội luôn tốt được đánh giá cao và là có kỹ năng tốt nhất trong những sinh viên ra trường , vì vậy các bậc phụ huynh có thể yên tâm gửi gắm cho con em mình theo học .



Học trung cấp là một hướng đi mới đây hứa hẹn , hãy sáng suốt lựa chọn cho mình môi trường thật tốt và chất lượng để làm tiền đề cho ước mơ và hoài bão tương lại .

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Trẻ như thế nào thì nên gửi đi học mẫu giáo


Nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc liệu con mình có nên cho gửi nhà trẻ hay tự nuôi dạy ở nhà , nhiều bà mẹ ở nhà làm nội trợ có thừa thời gian để chăm sóc con nên không đem con tới lớp . Điều này thực sự có đúng ?





Môi trường nuôi dạy trẻ trong các trường mẫu giáo thực chất khác hoàn toàn với ở nhà , tại đây các trẻ được giáo dục và chăm sóc một cách bài bản từ những cô giáo được đào tạo bài bản và chuyên môn từ các trường trung cấp mầm non , được giao tiếp chơi đùa với bạn bè , được tham gia những hoạt động ngoài trời ... không như ở nhà , trẻ chi biết chơi quanh 4 bức tường và ít tiếp xúc giao tiếp xung quanh. Điều này vô cùng quan trọng với lứa tuổi của các em , giúp các em hòa đồng , nhất là với những em nhút nhát và ngại giao tiếp . Theo một nghiên cứu gần đây , nếu không đưa trẻ đi học sớm , trẻ nhiều khả năng bị chậm phát triển 1 năm và nói chậm hơn nửa năm so với các bạn cùng trang lứa , những ích lợi của việc học mầm non sẽ được kiểm chứng khi trẻ lên 15 tuổi . Ngoài ra , do nhà trẻ là môi trường đặc thù dành cho trẻ nhỏ nên cơ sở vật chất bao gồm dụng cụ giảng dạy , chăm sóc , đồ chơi ... chắc chắn cũng nhiều và chất lượng hơn ở nhà , giúp trẻ có không gian và điều kiện khám phá , có lợi cho tư duy và cách nhìn nhận của trẻ sau này . Về phía các bậc cha mẹ , nhất là với những người đi làm , gửi trẻ tại các trường mẫu giáo giúp tiết kiệm thời gian vốn đã vô cùng eo hẹp và bận bịu mà không phải lo lắng về chất lượng chăm sóc và nuôi dạy .


Môi trường nào cũng tốt cho bé , nhưng để cho trẻ phát triển 1 cách toàn diện nhất , các bậc phụ huynh nên đưa bé tới trường từ sớm để giúp bé được hưởng sự chăm sóc tốt nhất và có điều kiện để giao tiếp khám phá thế giới bên ngoài .

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Tình trạng phân bổ thừa thiếu giáo viên mầm non không đều đang tăng cao , đâu là nguyên nhân và hậu quả của nó là gì ?

Như ta đã biết , thực trạng thiếu giáo viên mầm non đang diễn ra , các trường trung cấp mầm non đào tạo đầu ra không đủ cung ứng cho nhu cầu xã hội , tuy nhiên , trên địa bàn các thành phố lớn , nhất là trong các quận nội thành , nhiều trường mầm non lại diễn ra cảnh thừa giáo viên , cắt giảm biên chế ... , vậy tại sao lại có tình trạng này , nguyên nhân và mặt xấu của nó là gì ?








Nguyên nhân quan trọng nhất đó là chế độ đãi ngộ , lương thưởng giữa các trường công lập và tư thục có một sự chênh lệch tương đối lớn , có nơi còn chênh nhau tới vài lần , vì thế nên không có gì khó hiểu khi các giáo viên mầm non đổ xô về những trường có mức lương bổng cao , đãi ngộ tốt . Bạn Vũ Thu Phương , một giáo viên mầm non trẻ nói : “Nhiều trường mầm non liên kết nước ngoài chất lượng ,muốn vào đấy dạy phải mất từ 2 -300 triệu tiền lót tay , mà nhiều khi có tiền cũng không vào được vì không quen biết nên không có cửa , bọn em mới học trung cấp ra trường thì không thể mơ vào được những chỗ này” .



Tình trạng này khiến cho nơi thì thừa , nơi lại thiếu trầm trọng , chất lượng đào tạo không được phân bổ đều , những trẻ học những trường mẫu giáo nhỏ không được hưởng sự chăm sóc tốt và đầy đủ nhất do không kiếm đâu ra giáo viên, còn những trường chất lượng thì lại thừa giáo viên , tình trạng giáo viên ngồi chơi chờ đến lượt dạy không phải là hiếm .

Để giải quyết tình trạng này , nhà nước cần đầu tư và quan tâm hơn nữa về chế độ đãi ngộ cũng như lương thưởng cho các giáo viên mầm non , nâng cao cơ sở vật chất , hạn chế việc mua bán xin việc vẫn đang tồn tại , liên kết các trường công lập với các doanh nghiệp nước ngoài để có nguồn đầu tư đào tạo tốt hơn .

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Đừng ép các bạn trẻ chọn ngành nghề để học !

Đại học là một con đường, nhưng vẫn còn có muôn vàn con đường khác để bạn học hỏi, tiếp thu kiến thức để áp dụng vào công việc sau này của bạn. Không nhất thiết phải vào ĐH, yêu thích sư phạm bạn có thể học trung cấp mầm non, thích nấu ăn bạn có thể học nghề bếp… Việc chọn đúng nghề góp phần quyết định vào sự thành công và tạo nên niềm vui, hạnh phúc cho mỗi người. Thế nhưng, một trong những nỗi khổ của học sinh là bị buộc phải theo nghề mà mình không hề yêu thích vì sự chỉ định của bậc phụ huynh, đôi khi chỉ vì lý do “nghề đó dễ tìm được việc làm” .



Lạc đường vì cha mẹ
ThS NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU (Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: “Nhờ giảng dạy tại các trường đại học, tôi có điều kiện để làm những khảo sát nho nhỏ kiểu như: “Nếu có cơ hội lần hai, anh chị nào đang ngồi đây quyết định sẽ chọn lại ngành học cho mình?”. Kết quả vô cùng bất ngờ: 60-70% sinh viên nhanh chóng giơ tay. Có thể con số này chưa đủ độ tin cậy, nhưng cũng đủ cho thấy một thực trạng gây sốc.”

Khi điều tra cụ thể, hai lý do phổ biến nhất là:
- Học xong các bạn mới thấy ngành này không giống như các bạn hình dung như trước. Nặng lý thuyết, ít thực hành, cảm giác nhàm chán của các buổi giảng trên lớp càng làm các bạn không có động lực học tập. Học ĐH đang nảy sinh rất nhiều vấn đề, “nếu được lựa chọn lại, em sẽ học ngành khác hoặc học trung cấp để tiết kiệm được thời gian” – một bạn chia sẻ.
- Bị bắt buộc của gia đình cộng thêm tâm ký phải vào ĐH thì mới có tương lai. Ba em bắt học ngành này để khi em tốt nghiệp, ba đưa vào công ty của ba; mẹ muốn em học ngành này để sau này giàu có.
Giờ thì “đã phóng lao, phải theo lao”, các bạn tự ép mình học ngành mà mình không hứng thú, cũng chẳng phù hợp. Cuối cùng, các bạn chỉ cố học cho qua, cố thi để ra trường. Mất thời gian, tốn kém tiền bạc, công sức mà khi ra trường các bạn lại không tiếp thu được nhiều từ chuyên ngành mình học.
3 đỉnh của tam giác chon nghề
Muốn có một nghề nghiệp hợp lý, phải thỏa mãn cả ba đỉnh của tam giác chọn nghề, nhưng thông thường, cha mẹ chỉ yêu cầu con vì một tiêu chí duy nhất: cơ hội nghề nghiệp, mà không tính đến những yếu tố quan trọng khác.
Đỉnh thứ nhất là đam mê. Muốn sống chung trọn đời với nghề nghiệp đó, muốn có động lực để rèn luyện chuyên môn thì phải có sự yêu thích, có động cơ.
Đỉnh thứ hai là năng lực. Đó chính là năng khiếu. Đây là yếu tố tạo nên sự ham muốn tìm tòi, và bạn muốn phát triển tiếp nó lên.
Đỉnh thứ ba là cơ hội nghề nghiệp. Đầu tiên là cơ hội việc làm hoặc tự tạo việc làm. Những ngành nghề xã hội cần lao động sẽ có nhiều cơ hội tìm việc. Tuy nhiên, những ngành ấy cũng sẽ có rất nhiều thí sinh chen vào. Một cái chậu có mười con cá và một cái chậu có hai con cá, hãy chọn lựa một cách khôn ngoan.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Tại sao bệnh thành tích ngày càng nhiều , đâu là nguyên nhân và cách loại bỏ

Căn bệnh thành tích những tưởng chỉ có tại những trường cấp 2 , cấp 3 thì nay đã bắt đầu có dấu hiệu manh nha cả những trường mầm non . Một bộ phận những người giáo viên mầm non – được đào tạo qua các trường trung cấp mầm non đang ngày càng kém về mặt ý thức và bắt đầu có dấu hiệu của bệnh thành tích . Một con sâu làm rầu nồi canh , làm gì để ngay chặn ngay tình trạng này ?





Cũng cần phải có cái nhìn cảm thông cho những người giáo viên mầm non khi luôn phải chịu áp lực dạy giỏi dạy tốt ở trên giao xuống , đồng thời còn bị áp lực từ chính những phụ huynh của trẻ , mong con mình lúc nào cũng phải được hưởng sự dạy dỗ giáo dục hoàn hảo nhất , vô hình chung yêu cầu quá khắt khe với những giáo viên này . Trong khi đó , giáo viên mầm non là nghề mà nguồn nhân lực đang rất thiếu thốn , trung bình 1 cô giáo phải nuôi dạy 30 em , điều đấy khiến cho chất lượng không thể tốt , áp lực vô cùng lớn , nhất là với những cô giáo trẻ học trung cấp mới ra trường .

Tại những trường tiểu học , cấp 2 ... bệnh thành tích là điểm số của học sinh , thì tại các trường mầm non , thành tích lại là cân nặng và sự vui vẻ của trẻ , do cha mẹ và ban giám hiệu luôn yêu cầu các cô giáo phải chăm sóc cho trẻ “hoàn hảo ” nhất , làm sao cho trẻ được ăn no ngủ kĩ , hòa đông và vui vẻ nên đã tạo áp lực không hề nhỏ cho các cô giáo mầm non . Vì vậy , nhiều người vì “thành tích ” ấy mà bỏ qua đạo đức nghề nghiệp , chạy theo lợi ích cá nhân , bắt trẻ vào khuôn khổ , vỗ béo trẻ một cách vô tội vạ , cốt chỉ để cha mẹ phụ huynh các bé thấy được các bé ăn no ngủ kỹ , hàng tháng tăng cân đều đặn , nạn bạo hành trẻ nhỏ tại các trường mầm non cũng từ thực trạng này mà ra .

Để ngăn chặn tình trạng này , việc đầu tiên cần làm là giáo dục bài bản cho các giáo viên mầm non ngay từ khi còn trên ghế nhà trường , ngoài dạy kiến thức thì giảng dạy đạo đức nghề nghiệp , cái tâm cho những người làm nghề nuôi dạy trẻ cũng là điều vô cùng quan trọng . Ngoài ra ,ban giám hiệu và cả những phụ huynh học sinh nên giảm bớt áp lực cho các giáo viên , để các giáo viên không bị áp lực đè nặng và toàn tâm toàn ý nuôi dạy và giáo dục trẻ .

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Ý kiến và những bài học rút ra từ vụ nữ sinh lớp 6 trường THCS Phan Bội Châu bị giáo viên đánh chết


Vụ nữ sinh lớp 6 Trường THCS Phan Bội Châu vừa tử vong sau khi bị cô giáo đánh bằng thước kẻ vì không thuộc bài đã một lần nữa dấy lên một làn sóng phẫn nộ và cảnh tỉnh về kỹ năng sống, ứng xử cũng như tư cách của những người làm nghề gõ đầu trẻ , đặc biệt là những người trong ngành giáo dục mầm non , tiểu học , qua đó nhìn nhận lại cách giảng dạy của một số trường đào tạo như các trường trung cấp mầm non , các trường cao đẳng sư phạm .






Vì không thuộc bài, em L.T.P.H , lớp 6/7 Trường THCS Phan Bội Châu, TP HCM đã bị cô giáo môn công nghệ phạt bằng cách bắt em nằm lên bàn và lấy thước đánh vào mông mà không biết rằng em có tiền sử về bệnh động kinh , dẫn đến cái chết thương tâm . Dù về sau cô giáo ấy vô cùng ân hận nhưng cũng đã quá muộn ,mạng người không thể đền . Còn dư luận thì đang đặt ra câu hỏi : phải chăng sử dụng roi vọt đang trở nên quá phổ biến trong các trường học , và liệu con em mình có bị như vậy không ? Một giáo viên của một trường mầm non có tiếng trên địa bàn HN nêu quan điểm cá nhân : “Cô giáo bây giờ không như ngày trước , áp lực từ ban giám hiệu nhà trường về thành tích , áp lức từ những phụ huynh kỳ vọng vào cô giáo cũng như con em mình muốn nó học giỏi khiến cho các thày cô nhiều khi giảng dạy sai hướng , những thày cô giáo trẻ là những người chưa quen chịu được những áp lực đấy và dùng roi vọt là cách đơn giản nhất để quản lý và đưa các em vào nề nếp “ . Nhiều em bắt chép phạt không chịu , lại còn quậy phá ngang tàng ,không coi thày cô giáo ra gì , thì dùng roi vọt là cách tốt nhất .


Vậy câu hỏi được đặt ra là , thày cô giáo không có quyền đánh học sinh, .nhưng nếu các em không học bài, ồn ào nói chuyện riêng trong lớp học, quậy phá ,chửi bậy, đánh nhau mặc dù đã được nhắc nhở răn đe nhiều lần thì giáo viên , nhất là những giáo viên trẻ có những biện pháp nào khác ngoài dùng roi vọt để quản lý trẻ ? Quan điểm này được phản ứng một cách trái chiều , không ít giáo viên nói rằng : về nguyên tắc, việc đánh học trò dù vì bất cứ lý do gì cũng đều là sai nhưng tùy từng trường hợp, đánh nhẹ nhàng một vài roi để các em biết điều hơn , cảm nhận được sự nghiêm khắc cần thiết của thày cô cũng là điều cần thiết , nhất là với những trẻ ương bướng , hay phá phách . Nhưng ngược lại , số đông , ngay cả những người trong nghề vẫn lên án việc “thương cho roi cho vọt” của giáo viên. Cô Phạm Thu Lan , một giáo viên mầm non lại có ý kiến : “Tôi cũng là một giáo viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm còn ít , nhất là kinh nghiệm quản lý trẻ hư , tuy nhiên chưa bao giờ tôi phạt học trò của mình bằng cách như cách của cô giáo trường Phan Bội Châu , điều này là không được phép và trái với những gì trược đây tôi được dạy khi học trung cấp. Ngoài dạy học ra tôi còn dạy các em làm người, phát triển toàn diện nhân cách của các em. Có thể nguyên nhân cô giáo đánh vào mông không phải là nguyên nhân chính khiến học sinh tử vong, tuy nhiên cô giáo cũng sẽ rất hối hận về việc làm của mình.



Việc các trường trung cấp mầm non và cao đẳng sư phạm hiện nay chỉ chú trọng việc dạy kiến thức cho các giáo viên tương lai mà ít quan tâm đến “dạy người” ,một phần nữa là công tác tuyển sinh vào các trường sư phạm chưa thật sự toàn diện nên chất lượng đầu ra không thật sự tốt , các giáo viên thiếu hụt kỹ năng sư phạm , dẫn tới những sự việc thương tâm như vừa rồi . Cần phải có những biện pháp quyết liệt và cải cách một cách toàn diện để chấm dứt tình trạng trên . có như vậy những người làm trong nghề sư phạm mới không còn bị mang tiếng và cha mẹ phụ huynh học sinh mới an tâm gửi gắm tương lai con cái mình cho những người làm thày làm cô .

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Học gì khi bằng đại học không còn nhiều giá trị


Trong khi các bạn học sinh đều chọn ĐH là bước đi tiếp theo cho mình sau khi học xong cấp ba, thì nhiều bạn đã chọn cho mình hướng đi mới – học trung cấp, học nghề.”




Cả lớp đều làm trái nghề


NTV tốt nghiệp khoa Địa lý Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, đến nay cũng chưa xin được công việc đúng ngành học sau hai năm tốt nghiệp. Hiện V. đang làm nhân viên trực tổng đài cho một công ty điện thoại để nuôi sống bản thân. V. tâm sự bạn quyết định chọn thi vào khoa Địa lý vì người tư vấn nói học ngành này có thể ra làm giáo viên, khảo cổ, hướng dẫn viên du lịch hoặc khí tượng thủy văn. Khi học đến năm ba, khoa phân ngành, V. chọn hướng dẫn viên du lịch vì bạn thật sự yêu thích ngành học này.

Tuy nhiên, khi ra trường V. mới biết học ngành này không thể đủ điều kiện xin việc làm. V. cho biết bạn xin vào làm cho một công ty du lịch tại TP.HCM. Với ngoại hình xinh đẹp và khá cao, V. được phía công ty nhận ngay. Nhưng công việc của V. không phải là làm hướng dẫn viên như mong muốn mà chỉ đi theo đoàn du lịch để hỗ trợ những công việc vặt như nhặt rác trên xe, liên hệ mua đồ dùng cho khách, lo nhà nghỉ, tổng hợp giấy tờ sau chuyến đi…

“Mình hỏi tại sao như vậy, phía quản lý công ty chỉ nói ngành mình học chung chung quá. Nếu mình muốn làm hướng dẫn viên du lịch thì phải chờ năm năm nữa để học nghề. Mình làm được ba tháng thì xin nghỉ vì tốt nghiệp ĐH mà làm công việc tạp vụ coi sao được” – V. nói. xin tiếp vào hai công ty bất động sản với vai trò nhân viên tư vấn. Do không có kiến thức về kinh doanh nhà, đất nên sau hai tháng V. không giới thiệu bán được căn hộ nào nên bị chuyển sang bộ phận lễ tân. “Vì lương thấp quá nên mình lại xin nghỉ” – V. nói.

Sau đó V. quyết định đi học thêm nghiệp vụ sư phạm tại Trường ĐH Sư phạm TP để về quê dạy học. Nhưng khi học xong V. bị nhiều trường từ chối vì họ chỉ tuyển đúng ngành sư phạm. Bí quá, V. đành phải xin vào làm trực tổng đài một công ty điện thoại.

“Mình nghĩ sinh viên tốt nghiệp một trường thuộc ĐH Quốc gia chắc sẽ được ưu ái khi tìm việc, vậy mà lấy được bằng rồi mới thấy khó. Lớp mình có khoảng 40 bạn theo ngành du lịch, tốt nghiệp cũng toàn khá giỏi nhưng hầu hết đều đi làm trái ngành” – V. chia sẻ.


Bằng ĐH mất giá, nên chọn ngành gì để học?


Theo thống kê của Bộ LĐ- TB&XH, tính tới quý III-2014, cả nước có 174.000 người có trình độ đại học (ĐH) và trên ĐH thất nghiệp. Thậm chí cử nhân tìm kiếm học lên cao để tránh thất nghiệp. Trước thực trạng này, nên học gì để ổn định sau này?


Trong khi các bạn học sinh đều chọn ĐH là bước đi tiếp theo cho mình sau khi học xong cấp ba, thì nhiều bạn đã chọn cho mình hướng đi mới – học trung cấp, học nghề. Ba năm học THPT cộng thêm 4 năm học ĐH, công sức thời gian bạn bỏ ra không hề nhỏ nhưng lại nhận được thực trạng như trên. Được đào tạo ngay trên ghế nhà trường, ra trường bạn sẽ tự tin vào tay nghề của mình – đó là ưu điểm lớn nhất mà học trung cấp, nghề mang lại. Được hướng nghiệp đúng, lựa chọn đúng con đường sẽ giúp bạn thuận lợi hơn để tới tương lai của mình. Học trung cấp, nghề không phải là yếu kém hơn ĐH, mà đây là con đường sẽ phù hợp hơn với rất nhiều bạn. Yêu thích nghề sư phạm bạn có thể học trung cấp mầm non, thích đầu bếp bạn có thể học nghề nấu ăn… Hãy chọn con đường theo đúng đam mê, sở thích của mình!!!

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Đà Nẵng : dạy thêm sẽ bị phạt rất nặng !

Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm ở Đà Nẵng đã bị phát hiện và phạt tiền.

Sở Giáo dục & Đào tạo TP Đà Nẵng vừa có Thông báo số 4342/TB-SGDĐT về việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm trên địa bàn.



Theo nội dung Thông báo, qua thanh tra hoạt động dạy thêm trong tháng 12/2014, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng đã phát hiện và xử lý một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm.
Cụ thể: Phạt 6 triệu đồng đối với các cơ sở tổ chức dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép gồm: Cơ sở bán trú và học tập Thông minh (370 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu); Cơ sở bán trú và bồi dưỡng năng khiếu Đệ Vương (515 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu); cơ sở 44-46 Phan Thanh (quận Thanh Khê).
Phạt 2 triệu đồng với hành vi vi phạm sử dụng nhà giáo (người dạy thêm) không đúng tiêu chuẩn đối với Cơ sở dạy thêm Phan Châu Trinh (84 đường Lê Duẩn, quận Hải Châu) và Cơ sở dạy thêm Tài Tâm (257 Núi Thành, quận Hải Châu).
Ngoài ra, có 8 cá nhân bị phạt tiền vì hành vi vi phạm dạy thêm không đúng đối tượng (dạy thêm đối với học sinh tiểu học), tổ chức dạy thêm khi chưa được cấp phép.

Theo Báo Giáo Dục Việt Nam

Không thuộc bài , học sinh bị giáo viên đánh tử vong

Một nữ sinh lớp 6 Trường THCS Phan Bội Châu (quận Tân Phú, TP.HCM) ngất xỉu, rồi tử vong không lâu sau khi bị cô giáo dùng thước kẻ đánh bốn cái vào mông trong tiết học công nghệ ngày 6-1 .




Theo lời gia đình và học sinh lớp 6/7 của trường này, trong tiết học đó, khi cô giáo gọi lên trả bài có hai học sinh không thuộc bài nên bị cô giáo phạt, trong đó có nữ sinh này. 
Cô giáo đã dùng “một nắm" thước kẻ của học sinh (từ 4-9 chiếc) và yêu cầu nữ sinh này nằm lên bàn để cô phạt dù em van xin cô "hãy đánh vào tay con, đừng đánh vào mông con". 
Sau khi đánh vào mông nữ sinh này, cô giáo yêu cầu em về chỗ nhưng em chỉ "ngẩng mặt lên một, hai cái” rồi nằm xuống. Ngỡ học sinh “ăn vạ", cô giáo yêu cầu một học sinh nam trong lớp đỡ em dậy thì mới hay em đã ngất xỉu. 
Em được đưa xuống phòng y tế trường và không lâu sau đó được chuyển qua Trung tâm Y tế dự phòng quận Tân Phú và chuyển đến Bệnh viện Tân Phú. Tuy nhiên, theo gia đình nữ sinh, em đã ngưng thở trước khi được đưa đến cơ sở y tế.
Theo ông Tạ Tân - trưởng Phòng giáo dục - đào tạo quận Tân Phú, cô giáo dạy công nghệ là một giáo viên trẻ, mới giảng dạy được khoảng hai năm. Trong buổi học hôm đó có hai học sinh bị phạt nhưng cô giáo mới phạt nữ sinh trên thì đã xảy ra chuyện đau lòng. 
Hiện tại cô giáo đã bị đình chỉ lên lớp.

Theo Báo Tuổi trẻ