Tuy nhiên, Bộ Lao động Thương binh Xã hội thẳng thắn nhìn nhận việc tuyển sinh dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề còn nhiều bất cập và hạn chế , không hoàn thành kế hoạch như mong muốn . Chất lượng, hiệu quả dạy nghề ở một số địa phương, cơ sở dạy nghề còn rất nhiều hạn chế , chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về số lượng, chất lượng, trình độ của thị trường lao động hiện nay, chậm đổi mới và cập nhật công nghệ dù cho ngày nay công nghệ thay đổi từng ngày . Tại các vùng nông thôn , các trường và ban ngành sở tại chưa thay đổi được nhận thức và cách tổ chức để tăng tầm hiểu biết cho người dân về độ quan trọng của việc học nghề đào tạo nghề . Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhiều cơ sở dạy nghề còn tương đối hạn chế nhất là về kỹ năng thực hành , chỉ chuyên sâu quá nhiều vào ký thuyết ; thiết bị dạy nghề đã cũ kỹ lạc hậu không còn phù hợp để giảng dạy và cho sinh viên theo học thực hành .
Trong năm 2015, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đặt ra phương hướng và mục tiêu tuyển mới : dạy nghề 2,15 triệu người, trong đó: trung cấp nghề, cao đẳng nghề phải đạt được 250 nghìn người; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 2 triệu người. Song song với số lượng , chất lượng cũng phải bắt buộc được nâng tâm , cơ sở vật chất phải được đầu tư mới , khang trang và hiện đại hơn nhằm tăng cường thực hành cho những đối tượng theo học nghề . Ngoài ra, Bộ cũng chú trọng tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp địa phương , huy động các doanh nghiệp tham gia chung tay dạy nghề; mở rộng thực hiện cơ chế dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Đi kèm với điều đó là việc Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp. Đẩy mạnh công tác phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, giúp những học sinh không có nhiều điều kiện học tập hoặc có sức học trung bình được trang bị kiến thức và kỹ năng lập nghiệp .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét