Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Đừng ép các bạn trẻ chọn ngành nghề để học !

Đại học là một con đường, nhưng vẫn còn có muôn vàn con đường khác để bạn học hỏi, tiếp thu kiến thức để áp dụng vào công việc sau này của bạn. Không nhất thiết phải vào ĐH, yêu thích sư phạm bạn có thể học trung cấp mầm non, thích nấu ăn bạn có thể học nghề bếp… Việc chọn đúng nghề góp phần quyết định vào sự thành công và tạo nên niềm vui, hạnh phúc cho mỗi người. Thế nhưng, một trong những nỗi khổ của học sinh là bị buộc phải theo nghề mà mình không hề yêu thích vì sự chỉ định của bậc phụ huynh, đôi khi chỉ vì lý do “nghề đó dễ tìm được việc làm” .



Lạc đường vì cha mẹ
ThS NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU (Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: “Nhờ giảng dạy tại các trường đại học, tôi có điều kiện để làm những khảo sát nho nhỏ kiểu như: “Nếu có cơ hội lần hai, anh chị nào đang ngồi đây quyết định sẽ chọn lại ngành học cho mình?”. Kết quả vô cùng bất ngờ: 60-70% sinh viên nhanh chóng giơ tay. Có thể con số này chưa đủ độ tin cậy, nhưng cũng đủ cho thấy một thực trạng gây sốc.”

Khi điều tra cụ thể, hai lý do phổ biến nhất là:
- Học xong các bạn mới thấy ngành này không giống như các bạn hình dung như trước. Nặng lý thuyết, ít thực hành, cảm giác nhàm chán của các buổi giảng trên lớp càng làm các bạn không có động lực học tập. Học ĐH đang nảy sinh rất nhiều vấn đề, “nếu được lựa chọn lại, em sẽ học ngành khác hoặc học trung cấp để tiết kiệm được thời gian” – một bạn chia sẻ.
- Bị bắt buộc của gia đình cộng thêm tâm ký phải vào ĐH thì mới có tương lai. Ba em bắt học ngành này để khi em tốt nghiệp, ba đưa vào công ty của ba; mẹ muốn em học ngành này để sau này giàu có.
Giờ thì “đã phóng lao, phải theo lao”, các bạn tự ép mình học ngành mà mình không hứng thú, cũng chẳng phù hợp. Cuối cùng, các bạn chỉ cố học cho qua, cố thi để ra trường. Mất thời gian, tốn kém tiền bạc, công sức mà khi ra trường các bạn lại không tiếp thu được nhiều từ chuyên ngành mình học.
3 đỉnh của tam giác chon nghề
Muốn có một nghề nghiệp hợp lý, phải thỏa mãn cả ba đỉnh của tam giác chọn nghề, nhưng thông thường, cha mẹ chỉ yêu cầu con vì một tiêu chí duy nhất: cơ hội nghề nghiệp, mà không tính đến những yếu tố quan trọng khác.
Đỉnh thứ nhất là đam mê. Muốn sống chung trọn đời với nghề nghiệp đó, muốn có động lực để rèn luyện chuyên môn thì phải có sự yêu thích, có động cơ.
Đỉnh thứ hai là năng lực. Đó chính là năng khiếu. Đây là yếu tố tạo nên sự ham muốn tìm tòi, và bạn muốn phát triển tiếp nó lên.
Đỉnh thứ ba là cơ hội nghề nghiệp. Đầu tiên là cơ hội việc làm hoặc tự tạo việc làm. Những ngành nghề xã hội cần lao động sẽ có nhiều cơ hội tìm việc. Tuy nhiên, những ngành ấy cũng sẽ có rất nhiều thí sinh chen vào. Một cái chậu có mười con cá và một cái chậu có hai con cá, hãy chọn lựa một cách khôn ngoan.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét