Tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non

Trường trung cấp kỹ thuật tồng hợp Hà Nội tuyển sinh hệ sự phạm trung cấp mầm non và tiểu học

Vai trò của nghề sư phạm mầm non

Từ trước đến nay , sư phạm luôn được coi là nghề cao quý , là ngành nghề được xã hội quan tâm, sư phạm mầm non lại là nghạch đặc biệt trong nghề sư phạm . Nói đến mầm non là nói đến trẻ nhỏ , những mầm ươm tương lai của đất nước , vì vậy muốn theo nghề đòi hỏi phải có lòng yêu trẻ thơ cũng như tâm huyết với nghề

Liên thông trung cấp lên đại học , 1 cách nhìn mới

Theo quy chế của bộ Giáo Dục hiện nay , những bạn đã tốt nghiệp Trung Cấp đều có thể thi liên thông lên đại học

Trở thành giáo viên mầm non , có khó khăn ?

Thực trạng giáo viên mầm non còn thiếu hụt nhiều, nếu bạn ước mơ, muốn theo đuổi nghề sư phạm thì đây thực sự là cơ hội cho bạn bước tiếp tới tương lai của mình. Không đủ năng lực hay may mắn để vào ĐH thì hãy lựa chọn một con đường khác phù hợp hơn với mình, chỉ cần bạn không từ bỏ ước mơ của mình.

Đại học không phải là con đường thành công duy nhất

Tại Việt Nam hiện nay , rất nhiều các bậc phụ huynh đều nghĩ và muốn hướng con cái mình vào các trường đại học sau khi tốt nghiệp bậc THPT , với nhiều người , vào ĐH là con đường duy nhất để con cái mình thành công sau này , nhưng liệu điều đó có thật sự đúng ?

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Phương pháp chuẩn về cách dạy và chăm sóc trẻ cho các giáo viên mầm non

Ngoài lòng yêu nghề , sự tân tụy và tình yêu cho con trẻ thì điều kiện cần và đủ để trở thành một giáo viên mầm non giỏi là phương pháp chăm sóc vào giáo dục trẻ của mỗi người . Một cô giáo mầm non có trình độ là phải luôn biết học hỏi , trau dồi , sáng tạo và cải tiến phương pháp giáo dục để việc chăm sóc các bé được tốt hơn , những điều này không hoàn toàn được đào tạo trong các trường trung cấp sư phạm mầm non mà cần phải qua quá trình giảng dạy và tự rút kinh nghiệm cho bản thân . Để có được một phương pháp chuẩn đòi hòi người trong ngành , cụ thể là các giáo viên mầm non cần phải bỏ tâm huyết , công sức và vận dụng những kỹ năng thu nạp được trong quá trình làm việc .

Đã có nhiều phương pháp dạy và chăm sóc trẻ được đưa ra , mỗi phương pháp có một điểm mạnh điểm yếu và nhận được những ý kiến khen chê trái chiều . Sau đây là những phương pháp tổng hợp và khái quát nhất , được nhiều trường mầm non và nhiều giáo viên áp dụng ,được phân chia tách biệt cho cả trẻ học lớp lá và lớp mầm .

1. Phương pháp cho các trẻ học mẫu giáo



Tương tự các phương pháp giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ, phương pháp giáo dục mẫu giáo yêu cầu nâng cao hơn

1.1 Phương pháp thực hành 

Phương pháp thao tác với đồ vật, đồ chơi là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm cảm tính và rèn luyện thao tác tư duy.


Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

1.2 Phương pháp nêu tình huống:

Là phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề đặt ra.

1.3 Phương pháp luyện tập:

Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.



                              


1.4 Phương pháp trực quan minh họa:

Sử dụng các phương tiện trực quan, thực hiện các hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn… Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

1.5. Phương pháp dùng lời nói:

Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn để truyền đạt thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

1.6 Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ:

Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi niềm tin sự quan tâm đến ba mẹ và mọi người xung quanh bộc lộ qua những cử chỉ, lời nói.

1.7 Phương pháp nêu gương đánh giá:

+ nêu gương: sử dụng các hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúng nơi và biểu dương khuyến khích trẻ là chính.
+ đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn của bạn bè trước những hành vi, cử chỉ của trẻ từ đó đưa ra nhận xét đánh giá tùy theo từng tình huống cụ thể.

Trên đây là một số phương pháp giáo dục trẻ tại trường, kính mong quý phụ huynh cùng nắm và cùng nhà trường nuôi dưỡng bé ngày càng phát triển tốt hơn.

                              



2. Phương pháp cho các bé nhà trẻ

2.1. Phương pháp giáo dục tình cảm:

Cô giáo dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve, gần gũi cùng với những điệu bộ , nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc gần gũi, tin tưởng, thân thiện, thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và mọi người xung quanh.


2.2. Phương pháp dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyên, giải thích)


Là phương pháp dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở sử dụng một cách phù hợp với điệu bộ, cử chỉ nhằm động viên khuyến khích cho trẻ mạnh dạng giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn chia sẽ những cảm xúc với người khác bằng lời nói hành dộng cụ thể. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn, trôi chảy hơn.

2.3. Phương pháp trực quan, minh họa:

Dùng các phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh) hành động làm mẫu với lời nói và cử chỉ, cho trẻ quan sát nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan trong cơ thể của bé.


2.4. Phương pháp thực hành:

Hành động, thao tác với đồ vật đồ chơi, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng cô quan sát, thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, mở đóng, chồng lên và phân loại vật dụng với nhau.

2.5 Trò chơi:

Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động , mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh đồng thời phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.


2.6 Luyện tập:

cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , động tác, những cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung yêu cầu giáo dục và sự hứng thú của trẻ.

2.7 Phương pháp đánh giá nêu gương:

Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, những lời nói, hành vi tốt của trẻ. Ở lứa tuổi trẻ nhỏ khen, nêu gương, khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, đồng thời phải hướng dẫn, chỉ những điều chưa tốt cho trẻ hiểu và tiếp thu, phải thực hiện nhẹ nhàng tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, nói những lời thô tục như vậy trẻ sẽ học theo những điều xấu.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Bài thơ đạt giải nhất cuộc thi làm thơ về giáo viên mầm non

Đây là bài thơ của một giáo viên mầm non ,đang giảng dạy và cũng đang học liên thông đại học sư phạm 2015 , bài thơ nói về nghề mầm non , về sự háo hức của cô khi lần đầu được nuôi dạy trẻ , về những khó khăn vất vả những cũng thú vị của nghề , của sự ngây thơ đến từ con trẻ , và trên hết , bài thơ thể hiện được tình yêu trẻ và lòng quyết tâm của cô . Bài thơ đã được giải nhất cuộc thi sáng tác thơ mầm non của trường mầm non Hạnh Phúc , nhận được đánh giá rất cao của ban giám khảo và phụ huynh . Việc tổ chức các cuộc thi viết văn , làm thơ cho các cô giáo giúp các cô thêm tình yêu nghề , tình yêu con trẻ và có động lực hơn trong công việc của mình . Mô hình này cùng với mô hình thi đua dạy tốt học tốt nên cần được phát huy và nhân rộng trên nhiều trường mầm non hơn nữa

Cô giáo mầm non



                     Tuổi đôi mươi, em phấn khởi bước vào nghề.                   
Anh cứ hỏi: Em làm nghề gì vậy?
Phút ngập ngừng, dịu dàng con gái
Thưa: Em là cô giáo mầm non.

Ai cũng bảo nghề giáo viên cao quý.
Nhàn hạ, thanh cao…em cũng thấy tự hào.
Hai bốn tuổi, chưa một lần làm mẹ.
Mà em có thảy cả đàn con.

Con của em vui lắm anh ơi,
Suốt ngày “dạ”, “thưa” rồi “cháu biết”.
Chưa làm mẹ mà như đã làm mẹ.
Chăm chút miếng cơm, giấc ngủ trẻ thơ.

Cháu thì đông mà cô thì chỉ một.
Cháu dại khờ, cô vẫn còn tuổi đôi mươi.
Hết dạy cháu học lại làm quan phân xử.
Hết làm quan lại tiếp sang làm mẹ.

Làm mẹ xong rồi lại chuyển về làm cô.
Nghề của em là thế đó anh ơi.
Có lỗi hẹn đôi lần đừng giận hờn, trách cứ.
Đã thương rồi! Xin thương trọn nhé anh!

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Nữ sinh mầm non tự tử vì áp lực gia đình , học tập

Vấn nạn tự tử trong giới trẻ hiện nay không còn là điều hiếm gặp , xã hội càng phát triển , đời sống càng tăng cao thì dường như căn bệnh tự kỷ , trầm cảm cũng phát triển theo . Áp lực cuộc sống , cơm áo gạo tiền , học hành khiến cho nhiều bạn trẻ có những quyết định sai lầm . Gần đây , 1 một cô giáo mầm non tương lai vì áp lực và suy nghĩ chưa chín chắn mà đã có hành động dại dột , chấm dứt tương lai đầy tươi sáng của mình .


Ảnh minh họa

                             

Vụ việc xảy ra vào rạng sáng 10-9, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, người xấu số là chị Dương Thị T. ((SN 1994, quê huyện Tân Yên, Bắc Giang), sinh viên hệ trung cấp sư phạm mầm non .

Khoảng 5 giờ sáng 10/9/2014 , nhân viên bảo vệ của nhà trường đi tuần tra, phát hiện chị T., nằm tử vong dưới sân khu nội trú sinh viên, thi thể dập nhiều phần. Theo nhận định ban đầu, chị T. rơi từ lầu 5 của khu nhà nội trú xuống đất.

Lực lượng chức năng địa phương nhanh chóng có mặt, xử lý vụ việc. Nhận tin báo, gia đình đã đến hiện trường, đau buồn tiếp nhận thi thể nữ sinh T. về gia đình lo tang lễ.

Theo một số bạn bè, thời gian gần đây T. tỏ ra chán nản do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ ly hôn , không những vậy , việc học hành của chị T cũng đang không được tốt , nợ môn và bỏ môn nhiều .

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Không được khảo sát trình độ trẻ nhỏ khi tuyển vào lớp 1

D&TĐ - Sở GD&ĐT Khánh Hòa đã nhấn mạnh như vậy trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1 trên địa bàn năm học 2015 – 2016.


                             


Trong hè, Sở yêu cầu các trường tiểu học không được tổ chức dạy trước cho học sinh lớp 1, ngoại trừ các lớp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Các giáo viên lớp 1 khi nhận lớp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ của học sinh để biết trẻ đã hoàn thành hay chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi. Qua đó, có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Nghiêm cấm tình trạng dạy theo số đông đã biết chữ mà bỏ rơi những học sinh khác.

Đặc biệt, các trường không có lớp chọn theo yêu cầu của cha mẹ hoặc theo khả năng đọc, viết của học sinh.

Nhà trường cần dành ít nhất 1 tuần khi học sinh tựu trường để hướng dẫn học sinh làm quen với lớp 1. Giáo viên được lưu ý phải nhẹ nhàng hướng dẫn, giảng giải cho học sinh hiểu, không gây áp lực để các em quen dần với việc học tập.

Đồng thời, thường xuyên trao đổi, hợp tác với cha mẹ học sinh về những trường hợp học sinh có biểu hiện còn nhút nhát, sợ sệt, tại cho các em tâm lý thoải mái, tự tin, thích thú đi học.

Theo Lập Phương - giaoducthoidai.vn

Anh chàng có trí nhớ siêu phàm người Việt vào sách kỷ lục của Thái Lan

Ngày 26/3, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) tổ chức buổi xác lập kỷ lục về trí nhớ. Dương Anh Vũ (27 tuổi) đã khiến người Thái Lan nể phục.

Sau buổi trình diễn, Dương Anh Vũ đã được trung tâm Sách kỷ lục Thái Lan trao giấy chứng nhận kỷ lục về trí nhớ.


                         


Anh Vũ là người nước ngoài thứ hai được vinh danh ở sách kỷ lục Thái Lan. Anh cũng là người nước ngoài duy nhất được vinh danh về trí nhớ trong sách này.


Chàng trai này có khả năng nhớ 108 cột dữ liệu khác nhau về kinh tế, văn hóa, chính trị của 206 quốc gia trên thế giới với hơn 22.000 mục (hơn 40.000 con số và 17.000 mục dữ liệu chữ).


                       


Các dữ liệu có thể bao gồm: tổng diện tích, trữ lượng dầu thô, GDP, GDP trên người, dân số, thủ đô, thành phố lớn nhất, tiền tệ, hệ thống chính trị...

Bên cạnh đó, Dương Anh Vũ còn có khả năng ghi nhớ và định vị hơn 2.500 địa danh trên bản đồ thế giới.
Cũng trong ngày 26/3, ông Tanya - Chủ tịch trung tâm sách kỷ lục Thái Lan còn cho biết Dương Anh Vũ cũng đăng ký kỷ lục nhớ hơn 1.000 tác phẩm văn chương và có khả năng nhớ, định vị 20.000 địa danh trên bản đồ... Dương Anh Vũ quê gốc ở tỉnh Ninh Thuận. Vũ từng là một học sinh kém, lưu ban, thi lại. Thời cấp 2, Vũ học bán công. Cấp 3, chàng trai này cũng học bổ túc tại Trung tâm GDTX Phan Rang (Ninh Thuận).Tuy nhiên, hiện nay Dương Anh Vũ đã tốt nghiệp cao học và đang tiến hành chuyển tiếp nghiên cứu sinh.'

                                                                                                                 Theo Vũ Phong/VTC News

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Nhận biết và giáo dục để thay đổi hành vi cá biệt cho trẻ ngay khi con nhỏ

Thông thường, khi con cái đã có những biểu hiện quá đà, để lại hậu quả nghiêm trọng thì cha mẹ chúng mới chấp nhận con mình là những đứa trẻ "cá biệt". Khi đó, họ vẫn có thói quen đổ lỗi cho môi trường, do phim ảnh, do internet, hoặc do những đứa bạn cùng trang lứa của trẻ. Quả thực, tất cả những thứ đó cũng chỉ là một phần nguyên nhân, còn nguyên nhân chính vẫn là do phương pháp giáo dục sai lầm, sự nuông chiều, bảo bọc thái quá của các gia đình.
Có lẽ chúng ta chúng ta không còn lạ gì cảnh tượng một bà mẹ kiên nhẫn đứng đút từng chút thức ăn cho con mỗi sáng ở các cổng trường tiểu học, hay cảnh 1 đứa trẻ lăn ra ăn vạ để đòi một món đồ trong các siêu thị. Thực ra thì trẻ có thể  biết xúc ăn thuần thục từ khi chúng còn học ở mầm non vì hầu hết những cô giáo ở bậc này đều đã được biết cách giáo dục sự tự lập cho trẻ trong các giáo trình được học từ khi còn học trung cấp mầm non. Nhưng vì xót con, các bậc phụ huynh vẫn sẵn sàng nuông chiều và thỏa hiệp trước những đòi hỏi của trẻ bởi không đủ kiên nhẫn chờ đến khi chúng tự nguôi ngoai.



Chính sự nuông chiều, bảo bọc thái quá đã làm cho trẻ trở nên ích kỷ, muốn gì là phải đòi bằng được và ỷ lại vào người khác. Từ những điều ấy đến các hành vi “cá biệt” là một bước không xa.
Làm thế nào để biết được trẻ đang trở nên cá biệt từ nhỏ?
Đầu tiên, hãy lưu ý đến khả năng tự lập của trẻ như tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, tự chơi đùa,...Nếu một đứa trẻ luôn bám lấy cha mẹ, luôn thụ động trong chuyện ăn uống và chỉ hoàn thành bữa ăn sau khi được đáp ứng đủ thứ điều kiện, hoặc trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ bất chấp các giới hạn thời gian để được tự do thỏa mãn mọi ý muốn, thường bộc lộ thái độ ích kỷ, luôn giành miếng ngon, phần hơn, không biết chia sẻ thì đó là những “yếu tố nguy cơ” mà chúng ta cần phải lưu tâm, đừng để đến khi trẻ bắt đầu trở nên “ương ngạnh” và “độc tài” thì mới loay hoay tìm biện pháp để răn đe, sửa chữa.
Khi đó, sự giáo dục trẻ ở thời điểm này cần một chuỗi tác động thường xuyên, lâu dài. Phụ huynh cần thiết lập lại một cuộc sống nền nếp, kỷ luật trong gia đình. Hãy lập một thời gian biểu trong ngày cho trẻ, từ việc học hành đến vui chơi của trẻ đều phải ràng buộc trong những khoảng thời gian cố định. Cần hướng dẫn để trẻ dần dần chủ động hơn trong sinh hoạt cá nhân lẫn việc phụ giúp cha mẹ làm việc nhà. Nên có những quy định đơn giản nhưng kiên quyết trong việc mua sắm đồ chơi, đồ dùng dạy học cho trẻ cũng như tập cho chúng biết chia sẻ những món đồ mà mình có với người thân, bạn bè của mình.

Việc động viên, khen ngợi những cố gắng, những việc làm tốt của trẻ dù nhỏ nhặt, đơn giản nhưng cũng có những hiệu quả rất lớn. Chúng ta giáo dục để giúp trẻ dần dần có những hành vi tốt thay cho các thói quen xấu chứ không phải dùng quyền người lớn để trấn áp hành vi của trẻ. Yếu tố “kiên nhẫn”, “quan tâm”, “đồng hành” để trẻ thay đổi dần dần luôn là điều quan trọng nhất. Và, chỉ khi nào cha mẹ nhận ra đó là trách nhiệm của mình và có được sự thay đổi trong cách ứng xử với trẻ thì trẻ mới có thể thay đổi.

Tâm sự của 1 nạn nhân đa cấp : cay đắng và tủi nhục


Cư dân mạng đang lan truyền một bức thư đẫm nước mắt được cho là nạn nhân của một công ty bán hàng đa cấp., nhằm 'cảnh tỉnh' những ai đang và sẽ có ý định bước chân vào môi trường này.

PV vừa có cuộc gặp gỡ một công ty đa cấp mới mở, theo điều tra của một số cơ quan truyền thông, thì đó là một “nhánh” khác của MB24. Những lời dẫn dụ mà các nhân viên của công ty này đưa ra có một số điểm rất giống với những gì mà “nạn nhân” của một công ty đa cấp “nhiều tai tiếng” đã trở thành đề tài điều tra của nhiều tờ báo. Tuy nhiên đến thời điểm này, các công ty đa cấp vẫn hoạt động ngang nhiên, bất chấp lời ra tiếng vào.

Dưới đây là tâm sự của thành viên Blackyhanoi được chia sẻ trên diễn đàn Vnecon một thời gian. Hiện cư dân mạng vẫn đang tích cực chia sẻ bức thư dài này với mong muốn cảnh tỉnh những người đang và có ý định bước chân vào môi trường đa cấp.

Nội dung bức thư như sau:

“Xin chào các bạn, mình muốn viết một bài về bản thân và tâm trạng rối ren của mình. Thật sự rất đau khổ khi gặp dự án X….

Mình biết dự án của công ty này cách đây 7 tháng. Ban đầu mình nghe 1 người bạn của mình nói và khuyên mình nên làm vì nó thay đổi được số phận. 1 tháng có thể thu nhập lên đến vài ngàn đô, và chỉ từ 3-5 năm là kết thúc cuộc đời làm kinh tế.

Thực ra mình không tin và không muốn nghe, vì xưa giờ đã cấp đã quá nổi tiếng là lừa đảo.





Những lúc mình nói vậy, bạn mình bảo, nếu nói đa cấp lừa đảo, vậy chúng mình đi. Đó là câu hỏi rất thông minh của unicity khi đào tạo nhà phân phối của họ. Ai cũng vậy, vì họ biết chúng ta không thể nói theo cách của chúng ta để chứng minh được.

Và rồi 2 tháng sau, người bạn đó quay lại, mặc đồ vest, mang giày bóng loáng và đưa những tấm hình đi Thái Lan về, chụp hình với những siêu xe Lamboghini. Bạn ấy nói 2 tháng nữa bạn ấy được đi Tây Ban Nha, do công ty tài trợ. Thu nhập của bạn ấy bây giờ khoảng hơn 18tr/tháng.

Mình quá kinh ngạc, cũng bắt đầu tin vì nhìn bạn ấy bây giờ rất bảnh, ăn nói lưu loát, bề ngoài thì rất bóng loáng. Mình bắt đầu tìm hiểu, lần đầu tiên ở 1 buổi hội thảo tại khách sạn Gold1, lúc đó bạn ấy cảm thấy chưa đủ thuyết phục với mình. Bạn ấy nói mình thu xếp đi Sài Gòn thì tham dự 1 buổi lớn hơn, quy mô hơn là supper OPP. Mình cũng đi, vì mình nghĩ nếu là cơ hội, mình không muốn bỏ lỡ nó. mình tiếp tục thấy rung động.



Khi vào hội trường, mình được nghe nào là bác sỹ lên chia sẻ (mà sau này nghe kỹ mới nghĩ họ chỉ nói bác sỹ chứ không nói ở bệnh viện nào). Rồi đủ thứ hết, mọi người ngồi dưới nghe nói Yes cũng Yes ầm ầm. Mà lúc đó chắc họ cũng chưa thực sự hiểu gì, nhưng mình cảm giác lúc đó mình bị thôi miên theo những gì họ nói, lòng mình rạo rực muốn tham gia ngay và không còn nghi ngờ gì nữa.

Trên đường về Đà Lạt, trên xe là buổi nói chuyện, chia sẻ về những gì nhận được. Mình thấy mọi người đa số là đi lần đầu tiên. Họ khóc có, cười có. Họ như một tín đồ của Unicity và coi những người upline dẫn họ đi như là cha mẹ, ông nội… gì gì đó. Họ thấy biết ơn.

Về đến Đà Lạt, hai hôm sau mình tiếp tục được bạn mình gọi ra quán cafe nói chuyện. Với tâm trạng rất hưng phấn, bạn ấy nói hùng hồn là chắc chắn mình sẽ làm được. Có muốn thành công không?

Đi để tận mắt chứng kiến và về làm sẽ nhanh thành công hơn. mình nghe cũng có lý, và đăng kí đi ngay. mình nhớ lúc ấy mình chẳng biết gì, chỉ nghe bạn ấy nói là đặt cọc tiền vé máy bay và tiến về tham dự UPS ở Thái Lan tổng cộng là 5,5 triệu.

Còn phải chuẩn bị thêm tiền để qua đó lo chi phí ăn ở. mình quyết định làm liều, đi vay mượn được 8tr và đặt cọc ngay. Nửa tháng sau, mình đi Thái.

Qua đó, còn ngạc nhiên hơn nữa với những người lần đầu đi nước ngoài như mình. Hội trường phải đến gần 5.000 người đến từ đủ thứ nước, vì mình thấy rất nhiều là cờ của nhiều nước. Ở phía trước là 2 dãy xe lamborghini và mescedess …

Ngoài ra những âm thanh U- UNIPOWER được mọi người Việt Nam mình hét ầm ầm, mình nghĩ, nếu là lừa đảo, không lẽ tất cả mọi người ở đây đều bị lừa, và tất cả họ đều ngu như tôi?

Vậy là tôi tin… và từ đây, bắt đầu những tháng ngày đau khổ của tôi, tôi xin kể để mọi người có thể hiểu.

Về Vn lại 2 ngày, tôi lại nhận được đt của bạn tôi hẹn ra quán cafe. Bạn tôi hỏi sao rồi? Tin chưa? Tôi trả lời rất chắc chắn là tôi rất tin, và mong muốn được làm sớm. Lúc này bạn tôi mới nói, bây giờ bắt đầu, thì có 3 gói để bạn lựa chọn, thứ nhất là gọi 100pv (tương đương 4 triệu). thứ 2 là gói 200pv ( tương đương 8 triệu) va goi VIP 500pv (20 trieu). Và hỏi tôi muốn tham gia gói nào?

Khi tôi hỏi kỹ từng gói, bạn tôi nói, gọi 100pv, và 200 pv chỉ là khách hàng thông minh sử dụng sản phẩm thôi, chứ không kiếm được tiền, tức là không có lương. chỉ có gói 500pv thì tôi mới cơ hội nhận được lương mỗi tháng vài ngàn đô. bạn ấy nói tôi hãy chọn đi, trong này không bắt ép ai hết. …

=> Nói là không bắt ép, nhưng tôi vẫn bị phải vào gói 500pv. Tôi tìm đến Un..là để làm, chứ đâu phải mua hàng sử dụng?

Trong đầu tôi bắt đầu có 1 sự nghi ngờ, và dường như bạn tôi nhận ra điều đó, nên nói qua chuyện khác, nào là trong này có anh Công chuối. Chỉ là đi chở chuối thôi, khổ lắm. Mà bây giờ thu nhập gần 100 triệu. Không lẽ bỏ ra 20 triệu thôi để thay đổi tương lại cũng không muốn sao??

Rồi nói tới tư duy kém hơn ông xe ôm, xe ôm muốn chạy xe họ phải đầu tư mười mấy triệu để mua xe chạy. Và hàng tháng thu lại được có vài triệu, trong khi mình bỏ ra chừng đó, thu lại gấp bội lần, tại sao không?

Tôi nghe cũng có lý, dường như tôi bị cuốn theo những gì người ấy nói, và không còn là tôi nữatoi không nhận định được nữa.. Nhưng về đến nhà, tôi lại suy nghĩ, sao ban đầu bạn tôi nói để làm dự án này, không cần vốn? không cần kinh nghiệm, và không có rủi ro? nếu tôi bỏ ra 20tr mà không làm được sẽ thế nào?

Tôi gọi điện thoại ngay cho bạn ấy để hỏi, bạn ấy cười to và nói với tôi: đó không phải là đầu tư!!! Đó là mình bỏ ra để mua sản phẩm về sử dụng cho riêng mình, có buôn bán gì đâu mà đầu tư? Vả lại ai cũng làm được, tại sao nói bản thân mình không làm được, tự tin lên?

Trong lúc tôi vậy, ai cũng bảo tôi coi chừng bị lừa, ba mẹ tôi thì la măng, noi sẽ bị lừa cho mà xem.. Nhưng tôi mặc kệ, tôi cũng đưa ra vài lý luận mà tôi học được ở unicity. Rồi tôi bắt đầu công việc nhanh chóng, tôi hẹn những người mà tôi quen biết ra cafe để nói chuyện, và dĩ nhiên gần 2 tuần cafe, tôi phải tự trả, số tiến cafe đã lên đến tiền triệu mà vẫn không ai đồng ý làm. Vì họ nói lừa đảo, tôi buồn lắm.

Lại liên hệ với upline của mình, bạn tôi nói, từ từ, cái gì cũng không vội vã được. Tôi chỉ cần tìm 5 người tham gia, vậy là giàu rồi. Nên 100 người tới hẹn, chắc chắn sẽ có 5 người đồng ý.

Tôi nghe lại thấy bùi tai. Những tháng ngày đó tôi rất khổ sở, vì tiền chi phí đã không còn. Nhưng bạn tôi lại nói, phải cố gắng đi, vay mượn 1 ít, rồi từ từ mình trả, mình sắp giầu rồi.

Bạn tôi nói tôi phải đầu tư vào ăn mặc, điện thoại, tóc tai để thật ra dáng. Vì mình làm dự án 4.000$ ma, phải thể hiện cho người ta tin, không lùi xùi được.

Tôi nghe thấy có lý. Vậy là về nhà, tôi lại vay mẹ một ít tiền đi mua sắm ít quần áo. Đổi một chiếc lumia nhìn cho ra dáng.

Tôi cứ quyết tâm làm. Ngày nào cũng hẹn, cũng gặp. Nhưng chỉ vài người tham gia đi opp xong, về họ lại từ bỏ. Tôi bắt đầu thấy lo lắng. Vì số tiền tôi vay để đi Thái, để vào gói 500pv, để cafe hẹn gặp,… đã lên đến con số gần 30 triệu. Tôi biết làm gì để trả nợ đây?

Đang lo lắng thì bạn tôi lại hẹn gặp, nói bây giờ đã qua tháng mới, tháng này chắc chắn sẽ tuyển được người, và sẽ có thu nhập. Nhưng nếu muốn có thu nhập, phải tham gia vào gói duy trì 200pv mỗi tháng, tương đương 8 triệu nữa. Trời ơi, sao bây giờ bạn mới nói cho tôi biết? Tiền đâu ra để tôi tiếp tục đây?

Bạn tôi nói, ráng đi, đây là quy định rồi. Chỉ 1 thời gian ngắn nữa, chỉ cần 3 người tham gia, là tôi sẽ có thu nhập rồi. Và bạn tôi khoe lương tháng này của nó là được 24tr…

Tôi nghĩ bây giờ phóng lao phải theo lao thôi. Ban đêm nằm nghỉ.. có lẽ tôi đã bị lừa, ban đầu nói làkhông cần vốn. Sau đó dùng 1 phát thông báo nộp 20t. Nói là chỉ tham gia 1 lần trong đời làm kinh doanh thôi, bây giờ lại mọc đầu 8 triệu nữa. Tôi biết kiếm ở đâu?..

Tôi trằn trọc, nhưng tự dối lòng là không đâu, không bị lừa đâu. Vì mọi người người ta làm được vậy cơ mà.

Mỗi lần đi OPP là mỗi lần về hưng phấn. Sau này tôi mới nghĩ opp hay nói chuyện với upline như là bị thôi miên, là phải làm theo ý họ… Có lẽ là vậy. Bắt buộc phải đi nếu muốn nhanh thành công và có tiền trả nợ.

Một lần nữa tôi bị cuốn theo chiều gió, tôi về tiếp tục vay mượn, thêm 8tr nữa để thu xếp đi Thái lan lớp đào tạo. Mà bạn tôi nói là không phải ai cũng đi được, phải xét, và bạn tôi xin mãi mới được 1 xuất cho tôi đi. Giá vé tham gia là 7 triệu , cộng với tiền máy bay nữa là 10 tr..

Lạy trời, tôi quyết định chai mặt đi vay tiền. Lúc đó gặp các bạn trong nhóm upline, ai cũng nói hồi đó họ cũng khó khăn y như vậy. Có người phải cầm xe, bán hết những gì họ có để tham gia, và bây giờ họ đã có tất cả. Tôi lại tin… Và tiếp tục mắc sai lầm.

Đi thái lan về được 1 nửa tháng, tôi lại bị upline hối thúc hoàn thành gói duy trì 200pv, phải thật nhanh trước ngày 12 của tháng thì mới được học lớp làm thủ lĩnh…

Đối với tôi, thời gian khi tôi tham gia vào quay vòng đến chóng mặt. Lúc này đã có 2 bạn tham gia vào gói 500pv của tôi, tôi mừng lắm, nhưng lại xoay tiền để duy trì, cafe, và những khoản khác. Tôi lại phải cầm cố chiếc xe của mình lấy 10tr.

Lúc này tôi nghĩ tôi đã đánh đổi cả cuộc đời tôi, vì nếu thất bại, gia đình, bạn bè sẽ cười tôi. Và tôi không còn tiền để trả nợ.

Vậy là số tiền tôi đầu tư vào đã lên gần 60 triệu. Tôi không nghĩ nó nhiều đến vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm ra con số ây.

Rồi một ngày, tôi đến một quán cafe để hẹn một người mới. Trong lúc ngồi chờ đợi, tôi nghe sau lưng một câu chuyện, một câu chuyện làm tôi khóc. Tôi bừng tỉnh, nhưng đã quá trễ.

Một người phụ nữ trông rất sành điệu (theo kiểu cao bồi thôn), tay sục sục một chai nước màu xanh, mà tôi biết đó là diệp lục, là người cùng công ty. Chị ta gọi điện thoại cho một người:

“Chị có muốn thành công không? Có muốn có tiền trả nợ không? Có muốn con chị được đi học Đại học không? Nếu có thì hãy nhanh lên. Thu xếp đưa em 20 triệu để em lấy hàng. Và đăng ký thành viên VIP cho chị. Và chị tuyển được 5 người, là lúc đó thu nhập của chị không dưới 20 triệu đâu.

Tin em đi, không lẽ em mà lại đi lừa chị sao? Không tin em sao? Mình cùng nhau làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn mà chị.”

Bên máy bên kia ầm ừ gì đó, rồi chị này tắt mày cười ha hả lên, nói với 1 chị ngồi bên cạnh: “Em lừa được bà Oanh rồi chị à, thế là thêm 1 con nhạn đã bị lừa. Thôi thì thông cảm nhé, vì cuộc sống cả thôi, chị ráng mà đi lừa lại người khác để kiếm cơm“

Nói xong chị ta lại cười ha hả. Lòng mình bắt đầu nóng rực lên, nước mắt ừng ực rồi ra. Nhắn tin cho con bé hẹn gặp là không gặp nữa, để ngồi nghe tiếp câu chuyện. Nghe chị ta kể về thành tích mới 6 ngày lên được chức director. Mình nghe quen quen, quay lại nhìn… Thì ra đó là chị A, người đã lên chia sẻ thành công.

Nói trong nghẹn ngào, và làm mình khóc một trận… “Không ngờ bây giờ lại trở thành cáo đến vậy”.

Nghe ngóng tiếp câu chuyện, mình nghe chị ta bảo chuẩn bị đi Thái Lan tham gia UPS, nhưng em không tốn đồng nào đâu nhé. Thế chị kia mới hỏi sao đi nước ngoài lại không tốn?

Bà Chung này mới kể: “chị biết không, vé tham dự chỉ tầm 1,7. hay 1,8tr thôi, nhưng e cứ hô lên là 2.5tr thế là chúng nó nộp cho em. Chúng nó có biết mẹ gì về tiền về đầu, chỉ có upline tui e là biết đích thực về bao nhiêu thôi.

Vì qua đây, chỉ phát cho cái thẻ over sea để vào. Chứ có ghi tiền bạc gì đâu. Thế là upnline chúng em qua đó chỉ cần dắt theo tầm chục đứa là có tiền ăn xài thả ga, ăn sang nhé. Tiền của chúng nó cả, vậy mà đứa nào cũng tấm tắc: upline sài sang thế này chắc lương cao lắm. Em chỉ cười, mà trong bụng cười đến tung cả ruột. lũ ngu!!!”

Trời đất, nghe đến đây, tim tôi như đập muốn tung lồng ngực.. Ngày đó tôi cũng nộp tiền đi thái lan là 2,5tr.. Là tiền tôi đi vay, đi mượn.. Vậy mà người ta nỡ làm vậy.

Tôi bắt đầu ôm mặt khóc. Khóc vì mình ngu, mình đã bị lừa.

Ráng chịu đựng, ngồi nghe tiếp bà Chừng ấy sẽ nói gì nữa. Bà ấy tiếp tục…

“Người này lừa người kia, người đi trước lừa người đi sau. Khi họ đã tham gia là không dứt ra được, vì phải cố mà đi lừa để có tiền mà trả nợ. Ai vào đây cũng nợ nần thôi, lấy tiền đâu ra?”

Tôi nước mắt ngắn, nước mắt dài ra về. Trời Đà Lạt lại mưa, Tôi mặc kệ cho mưa. Tôi vừa đi vừa khóc, nhận ra một giá trị ở Unicity là “lừa đảo mới tồn tại được”.

Còn nhớ 1 câu mà 1 người upline nói “họ cười tôi, vì tôi không giống họ. Tôi cười họ, vì họ quá giống nhau” … Đúng, tôi đã bị cười là những người như tôi quá ngu, để họ ăn tiền của chúng tôi và còn cười vào mặt chúng tôi. Vì chúng tôi qua ngu giống nhau.

Về đến nhà, một đêm tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ có nên dừng lại hay tiếp tục?

Dừng lại, tiền đâu tôi sẽ trả nợ?

Tiếp tục, thì tôi lại phải đi lừa người khác? Để họ sẽ khốn đốn như tôi bây giờ?

Sau một đêm, tôi quyết định dừng lại. Tôi không thể nhẫn tâm đi lừa những người người tội nghiệp kia được. Họ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu họ không lừa ai được, thì tiền đâu mà họ trả nợ?

Và liệu tôi lừa được họ vào hệ thống, tôi có ăn ngon, ngủ yên với đồng tiền khốn khó của họ không?

Dừng lại thôi! tôi bắt đầu không tham gia opp, không liên lạc với ai nữa. Rồi xin 1 công việc đi làm, hẹn những người cho tôi vay là tôi sẽ cố gắng làm và trả nợ cho họ. Tôi thú nhận “tôi đã bị lừa”. Hên là mọi người đều là người thân, họ thông cảm và cho tôi khất nợ.

Bây giờ gần Tết rồi, tiền bạc tôi không còn 1 đồng, xe cộ thì cầm cố, hàng tháng phải đóng tiền lời. Tôi đau khổ lắm.

Tôi mong những người chuẩn bị bước vào unicity hay đã bước lỡ rồi, thì hãy suy nghĩ thật kỹ. Người đầu tiên mà unicity hướng dẫn bạn đầu tiên nên tuyển dụng là những người thân quen nhất… Đừng làm vậy với người thân, bạn bè của mình, tàn nhẫn lắm.

Unicity, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn? hay làm cho cuộc sống đau khổ hơn? Tôi mong các bạn nhận được qua bài viết này, và tìm hiểu thật kỹ trên báo chí. Báo chí, tivi đã đưa hết lên rồi, đừng sai lầm mà bước vào vòng luẩn quẩn này nữa.

Có thể một số bạn làm trong hệ thống Un.. khi đọc bài này sẽ chửi tôi là thất bại nên nói lung tung? Các bạn sẽ hỏi tôi đã sử dụng sản phẩm chưa? Có tin sản phẩm không?

Tôi xin trả lời luôn: Tôi đã sử dụng tất cả.

Đối với bột diệp lục, tôi uống gần 4 tháng rồi. Vẫn không thấy gì thay đổi như quảng cáo. Tới tháng tôi vẫn đau bụng kinh bình thường, mụn vẫn mọc đều đều.

Duy nhất có trà thải độc ruột là như quảng cáo nội thải độc tố ra hết. Tôi ngoài cảm thấy uống vào là đi toilet cả ngày, không biết là có thái độc gì không? Chắc là có, vì chỉ thấy ở toilet liên tục. Tôi rất ốm, uống đã hết 3 hộp lean compllet, vẫn không thấy mập 1kg nào.

Chị gái tôi rất mập, cho uống hết 3 hộp slim hết 6,6tr, 3 hộp noni mà giảm được có 1,5kg. So với quảng cáo là giảm 5,7cm vùng bụng…

Đạm đậu nành cũng vậy, uống thì dở mà rất đắt. 1 hộp đậu nành gần cả triệu bạc. Uống được nửa tháng là hết rồi, thử hỏi nửa tháng uống đậu nành mà hết gần 1 triệu, vậy người ta uống đậu nành nguyên chất còn to hơn. Tất cả chỉ là giả dối, nói quá sự thật…

Lời bàn:

Nhân viên của một số công ty đa cấp được biết đến vốn nổi tiếng với “tình yêu” mù quáng dành cho công việc ‘hái ra tiền” cùng những màn thuyết trình, chia sẻ ngọt như rót mật vào tai của “đồng nghiệp”. Chính những màn “rót mật” này đã lôi kéo không biết bao nhiêu hoàn cảnh bi thương sa chân vào con đường làm ăn thiếu chân chính.

Trong vụ việc của công ty đa cấp MB24, hàng ngàn người đã mắc lừa bởi những màn chém gió thần sâu dưới đây. Tuy nhiên khi họ hiểu ra thì đã muộn.

Có nên thay thế Drogba và Remy mùa sau ?

Mùa trước, vấn đề lớn nhất của HLV Jose Mourinho là ở vị trí tiền đạo, nơi ông không có chân sút nào đáng tin cậy và Chelsea thường xuyên ra sân trong tình trạng chấp tuyến trên. Cứ tưởng là vấn đề đã được giải quyết ở mùa này, với sự xuất hiện của Diego Costa, Loic Remy và cả Didier Drogba. Nhưng không...

Chẳng ai phàn nàn về chất lượng của bản hợp đồng đáng kể nhất mùa Hè vừa rồi của Chelsea, Diego Costa. Tiền đạo người Tây Ban Nha thực tế đã có khởi đầu như mơ, và những bàn thắng liên tục của anh chính là một trong những lý do Chelsea có thể sớm bứt phá trong cuộc đua vô địch. Nhưng Costa lại có vấn đề với sức khỏe. Cụ thể hơn là gân khoeo của anh chưa bao giờ ổn định. Thời gian đầu, Costa thậm chí còn không thể ra sân 3 trận liên tiếp. Và bây giờ thì anh lại phải nghỉ dài ngày vì chấn thương.

Tiền đạo 37 tuổi Drogba cho biết chưa có ý định giải nghệ, nhưng cũng chưa quyết định có ở lại Chelsea sau khi kết thúc hợp đồng mùa Hè này hay không.
Trận gặp QPR mới đây cho thấy vấn đề hàng công của Chelsea lại trở nên thực sự nghiêm trọng. Do Loic Remy chấn thương trong lúc khởi động, Mourinho buộc phải để  Drogba đá chính, và những gì "Voi rừng" thể hiện chỉ khẳng  định rằng, thực tế là những ngày tươi đẹp của anh đã lùi quá xa. Anh có công lớn trong thực tế buồn là Chelsea cả trận chỉ tung được đúng 1 cú sút trúng đích. Vấn đề là, ngay cả khi Remy đá thay Drogba thì tình hình cũng chưa chắc khả quan hơn. Nếu Drogba ghi được 6 bàn sau 28 trận, thì Remy cũng chỉ có 7 bàn sau 27 trận!



Chelsea, do đó, sẽ một lần nữa phải ưu tiên tăng cường tiền đạo trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè sắp tới. Kể cả khi Costa có thể xử lý dứt điểm vấn đề ở gân khoeo, Chelsea vẫn cần phải tăng cường một chân sút đủ chất lượng để có thể thay thế cựu sao Atletico gánh vác hàng công của The Blues khi cần. Chính HLV Mourinho cũng xác nhận điều này: “Tôi không nghĩ đây là thời điểm thích hợp để nói về mùa tới hay thị trường chuyển nhượng, nhưng rõ ràng là Chelsea cần một tiền đạo mới”.

Điều đó cũng có nghĩa là hoặc Drogba, hoặc Remy, hoặc cả hai, sẽ phải rời Stamford Bridge.

Chelsea dẫn đầu cuộc đua giành Icardi

Chelsea vừa nhận được một tín hiệu tích cực trong cuộc đua giành Mauro Icardi khi Real Madrid quyết định rút lui bởi không muốn hình ảnh CLB bị ảnh hưởng bởi scandal cướp vợ bạn của tiền đạo này. Trước đó, Icardi, người đã ghi 22 bàn sau 39 trận mùa này, đã từ chối ký hợp đồng mới với Inter sau khi biết rằng Chelsea đã liên tục cử người theo dõi các trận đấu của anh.

Theo bongdaplus.vn

Làm thế nào để biết con bị bạo hành


Bằng cách quan sát và giao tiếp với con hàng ngày, bố mẹ có thể phát hiện sớm việc con bạo hành, trước khi video phóng viên quay lén được tung ra.


Những bí quyết dưới đây có thể áp dụng với các bé 2,5 – 3 tuổi, các bé đã biết nói, để bố mẹ hiểu hơn suy nghĩ, cảm xúc của con, những điều diễn ra ở trường và nhận biết sớm những dấu hiệu con bị bạo hành .






1. Tìm hiểu xem con có thích đi học không


Điều này không quá khó để nhận biết. Với nhiều bé, chỉ đưa ra một số câu hỏi, bố mẹ đã biết câu trả lời: “Con có thích đi học không”, “Vì sao con thích?” “con thích đi học hay thích ở nhà” “ngày mai con có đi học không?”


Những dấu hiệu khác như: con có vui vẻ khi đi học buổi sáng không, con có đòi ở nhà không, khi đến trường con có khóc không… là điều bố mẹ dễ dàng nhận ra.


Nhiều người lớn có thể cho rằng “trẻ con thì biết gì” để nói về những lý do chúng thích hay không thích cái gì đó. Thực tế với con mình cho tôi thấy, đa phần thái độ, hành vi của con đều có lý do.


Chẳng hạn như, con gái tôi thường tránh ra mỗi khi dì đến chơi, mặc dù dì rất yêu con và thích ôm hôn con.


Tôi hỏi con: “Tại sao dì đến, con không lại chơi với dì?”


- Tại con không thích
- Tại sao con không thích dì?
- Vì dì hay hôn con lung tung (nói rồi chỉ tay vào khắp măt) đây này, đây này, đây này.
- Con không thích dì hôn thế hả. Thế con có nói với dì không?
- Con không nói.
- Con không nói thì dì không biết được là con không thích. Lần sau con nói với dì thế nào nhỉ?


Thường xuyên trao đổi với con về lý do con thích/ không thích việc gì đó, nơi nào đó, ai đó… là cách hay và đơn giản để con biết tư duy, lập luận, biết bày tỏ ý kiến của mình, giúp bố mẹ hiểu con hơn. Khi bố mẹ biết nguyên nhân của những hành vi, cảm xúc của con, bố mẹ cũng có cách ứng xử hợp lý với từng tình huống.


Nếu chịu khó quan sát và biết cách giao tiếp với con, bố mẹ có thể phát hiện ra việc con bị bạo hành. Ảnh minh họa: Internet.


2. Cách hỏi con về một ngày ở trường


Bên cạnh hỏi con có vui không, con chơi với bạn nào, con ăn món gì, có ngon không… hãy hỏi “con có bị đánh không”, “cô giáo có quát con không”, “có bạn nào không chịu ăn/ không chịu ngủ không”, “bạn không chịu ăn/ không chịu ngủ thì cô nói gì/ cô làm gì?”


Tôi giải thích và minh họa cho con biết “bị đánh” là như thế nào: giả vờ giơ tay lên, đánh vào mông, chân, dùng một cái roi đánh, cấu, bẹo má… Tương tự như vậy, “quát là nói to, hét to” và “diễn” cho con thấy quát là như thế nào, nói nhẹ nhàng thì khác ra sao.


Tôi thích được nhìn thấy nét mặt của con gái mỗi khi mẹ hỏi như vậy. Con mở to mắt ra ngạc nhiên nhìn mẹ, lắc đầu nguầy nguậy:” “Đánh á, không đâu!”


Một lưu ý nhỏ là chúng ta cũng không nên quá nhấn mạnh vào việc hỏi con bị đánh, mắng ở trường không, tránh tạo cho con ấn tượng không tốt, đặc biệt khi con thích đi học và vui vẻ khi về nhà. Sau này, khi con đã biết cách kể chuyện cho bố mẹ, những câu như “ở trường vui không con”, “cô giáo làm gì”, “các bạn làm gì”… đã có thể khơi gợi câu chuyện của con rồi.


3. Con có thể diễn lại những “cảnh quay” ở trường


Mặc dù chưa biết cách diễn đạt những gì mình trải qua một cách rõ ràng, trẻ em có khả năng quan sát, ghi nhớ và thể hiện lại câu chuyện rất tốt. Bố mẹ có thể thường gặp cảnh con bắt chước những câu y hệt bố/ mẹ, cả ngôn ngữ và giọng điệu: “Ăn nhanh lên, không là muộn học đấy”, “Nín đi, khóc gì mà khóc lắm thế”…


Chỉ cần một trò chơi nhỏ: “Con là cô giáo nhé, mẹ là học sinh.” “Con là cô giáo nhé, em Gấu bông là học sinh”, bố mẹ có thể được xem những cảnh con đã thấy, đã nghe ở trường.


“Cô dạy cho các con bài Kéo cưa lừa xẻ nhé, chúng mình có thích không nào? ” – Tôi thấy con gái mình nói y hệt cô giáo đang giảng bài khi con giả vờ là cô giáo, còn em gấu bông là học sinh.


Bố mẹ cũng có thể thêm vào những tình huống cho em học sinh búp bê và “cô giáo”. Em búp bê nói: “Con không muốn ăn đâu!”, “con chưa buồn ngủ”… để xem “cô giáo” sẽ xử lý như thế nào.


Với con, đóng vai như vậy chỉ là một trò chơi nhưng thông qua đó, bố mẹ sẽ hiểu được những gì đang diễn ra với con.


4. Dạy con về cảm xúc và biểu đạt cảm xúc


Trẻ em trải nghiệm nhiều cảm xúc, từ buồn bã, giận dữ, sợ hãi, hoảng hốt… Bằng cách chú ý đến con và giao tiếp với con về những cảm xúc con đang trải qua, con sẽ biết cách nhận biết và biểu đạt cảm xúc của mình.


Chẳng hạn, khi con hét lên vì bị cướp đồ chơi, con thất vọng vì không được đi công viên trời mưa, bố mẹ hãy giúp con gọi tên cảm xúc của mình, lý do con cảm thấy như vậy: “Con thấy tức giận vì anh Bin lấy đồ chơi của con phải không…” Tương tự như vậy, bạn có thể giải thích cho con về cảm xúc mình đang trải qua: “Mẹ xin lỗi, mẹ đã quát to với con vì mẹ đang rất giận dữ. Mẹ đã muộn giờ làm mà con vẫn chưa chịu dậy”…


Khi đọc sách, hãy cùng con thảo luận về tâm trạng của các bạn trong sách: Bạn Heo mập cười tươi thế, bạn ấy đang vui à, vì sao bạn ấy vui nhỉ? Con có biết vì sao bạn Gấu lại buồn không?


Khi con đã biết cách nhận biết cảm xúc của mình và người khác, có một vốn từ nhất định để biểu đạt cảm xúc, bố mẹ có thể hỏi con:


- Khi con vui thì sao nhỉ? (con sẽ cười, nhảy nhót,..)


- Khi con buồn thì thế nào? (con xịu mặt xuống…)


- Thế còn tức giận (con trợn mắt, nhíu mày, hét lên…)


Đây là trò chơi thú vị và bố mẹ có thể ngạc nhiên khi con mình thể hiện vô cùng sống động về cảm xúc của chúng. Như thế, con có sẽ biết cách kể với bố mẹ về một ngày ở trường, chẳng hạn như “hôm nay con sợ lắm mẹ ạ” hay “cô giáo tức giận nên cô quát bạn Nấm đấy”…


Bằng cách thường xuyên giao tiếp như vậy, bố mẹ có thể hiểu những suy nghĩ, cảm xúc, những điều đang diễn ra trong cuộc sống của con. Cho dù không thể lúc nào cũng ở bên con giám sát, bố mẹ vẫn có thể phát hiện kịp thời những vấn đề con đang gặp phải và tìm cách xử lý.


Con chúng ta là nhân chứng sống động hơn cuộn băng video may mắn được quay lén trong việc tố cáo bạo hành. Bố mẹ hãy nhớ lấy điều này! Hãy chú ý khi giao con cho người khác và theo dõi từng thay đổi nhỏ của con, mỗi ngày!


Theo Seatime

Cho trẻ sớm làm quen với tiền , nên hay không ?

Nhiều gia đình hiện nay không thích dạy trẻ về giá trị đồng tiền nhưng chị Hương lại cho con tiếp xúc với tiền khá sớm.

Mặc dù cho đến nay vẫn nhiều người cho rằng không nên để trẻ tiếp xúc với tiền quá sớm nhưng TS Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục – Tiểu học, trường ĐH Sư phạm lại cho con chơi với tiền từ khi lên 3 tuổi.

Trao đổi với phóng viên, TS Hương thẳng thắn bày tỏ, các cụ xưa và không ít gia đình trẻ hiện nay vẫn không thích dạy trẻ sớm về giá trị đồng tiền nhưng với chị thì cho con tiếp xúc với tiền khá sớm. Bởi theo chị Hương dạy con tiêu tiền là bước đầu tiên trong công cuộc dạy con làm giàu. Và điều đó đã được áp dụng thành công.

Cho con làm quen với tiền từ khi lên 3 tuổi

TS Hương kể, khi con chị vào bậc học mầm non. Chị đã đem tiền đi photo rồi cho con chơi đồ hàng trong nhà bằng những đồng tiền giả ấy. Chị đã dạy con nhận biết tiền to tiền nhỏ không phải bằng cách đọc con số.

“Mình đã nghiên cứu và nhận ra rằng, mọi thứ tiền tệ ở khắp nơi trên thế giới đều tuân theo quy luật:Tờ nào mệnh giá to thì kích thước nó to. Để con quen với việc đó, tờ tiền to mình in to đùng, tờ tiền mệnh giá nhỏ thì mình in nhỏ xíu. Trẻ mầm non rất giỏi về cảm nhận nên không ngại việc nhận biết tiền khi các cháu còn nhỏ. Sau một thời gian chơi bằng tiền photo, con sẽ quen với tiền và các mệnh giá tiền” – chị Hương cười kể lại.


Tiếp sau đó, vẫn là tờ tiền photo ấy, chị Hương đã hướng dẫn con làm cái ví bằng giấy. Chị dặn con hãy giữ tờ tiền phẳng phiu bằng cách cho vào ví giấy. Khi giao dịch với bạn bè lúc chơi đồ hàng, con có chi tiền hay thu tiền thì xong vẫn nên cho vào ví cho đẹp. Và chị nói với con “Tờ tiền đẹp sẽ thể hiện con là em bé biết giữ gìn". Vì thế, con rất thích ví, có lần bé còn đem bút mầu ra vẽ loăng quăng lên ví cho đẹp”.

Để con đi mua hàng, toàn quyền xử lý tiền có được
Khi con 2 tuổi, chị đã đưa tiền cho con đi mua hàng. Đơn giản chỉ là gói muối, gói hạt tiêu. Cửa hàng là bác hàng xén cạnh nhà. Buổi đầu con tự đi, mẹ đi đằng sau. Buổi sau mẹ sẽ đứng nhìn từ xa. Vài lần như vậy, mẹ sẽ kiên nhẫn ngồi đợi con ở nhà.

“Vào bậc tiểu học, con cần được làm quen nhiều hơn nên việc bị sai đi mua hàng ở hàng xóm sẽ nhiều hơn nhiều. Con cũng được phép vào siêu thị cùng bố mẹ với 1 khoản tiền nhỏ muốn mua gì thì mua. Lúc đó cha mẹ chỉ tư vấn và hoàn toàn tôn trọng những quyết định của con” – chị Hương kể lại.

Khi con lên lớp 5, chị Hương bắt đầu dạy con lập kế hoạch chi tiêu cho 1 khoản tiền lớn hơn. Bài toán là: Con có 1 khoản tiền dành cho 1 công việc nào đó của con (chuẩn bị đồ dùng học tập). Khoản tiền đó bố mẹ vẫn giữ nhưng con biết là sẽ có. Con lập kế hoạch mua sắm sao cho đủ tiền mà chất lượng cũng như giá cả hợp lý. Chị Hương từng bước hướng dẫn con lập bảng bằng giấy và tự tính toán sao cho phù hợp. Con đã học đến lớp 5 thì mọi tính toán là đều làm được rồi.

“Để con tính toán và xử lý số tiền phù hợp nhất, mình đã đưa con đến các siêu thị, cửa hàng để con khảo giá. Sau khi khảo xong, con tự tính toán và quyết định mua gì ở đâu.

Số tiền mình đưa ra thường ít hơn số cần thiết 1 chút để con phải đau đầu tính toán. (Đưa nhiều không có giá trị dạy con tiết kiệm). Sau khi con đã có bảng chi tiêu rõ ràng, mình giao tiền cho con và cùng con đi mua. Sau lần đó, con tiết kiệm hẳn và rất nhận thức được việc phải giữ gìn đồng tiền thế nào” – chị Hương chia sẻ.

Sau khi con đã thành thạo với những thao tác trên, chị Hương bắt đầu giao tiền cho con giữ. Thay vì cho con tiền tiêu hàng ngày như các bậc phụ huynh vẫn làm chị Hương cho con hẳn 1 khoản to để tiêu trong 1 tuần hoặc 1 tháng.

Chị Hương bảo: Trước khi đưa cho con mình nói rõ: nếu con làm mất hay tiêu lẹm vào thì con sẽ phải nhịn ăn sáng hoặc ăn ít đi. Sau khi đưa cho con, mình bắt đầu giám sát thật chặt, nếu phát hiện ra con nhịn ăn sáng mình sẽ phạt rất nặng.

Vậy là theo lời chị Hương cô bé dù chỉ mới học cấp 2 nhưng đã biết “ chống” lại tình trạng đau khổ đó bằng cách mua gạo về nhờ bà thổi xôi sáng. Ngoài ra, con rất giữ gìn những phần thưởng hàng năm con nhận được vì đó là những đồ dùng học tập cần thiết. Con giữ lại được thì sẽ đỡ phải mua. Dần dần, cháu thực sự ý thức giá trị đồng tiền và biết cân nhắc thứ tự ưu tiên cho việc mua sắm.

Theo Ngô Châu Anh (Infonet)

Công bố tuyển sinh đầu cấp năm học 2015 -2016 tại Hà Nội



Ngày 10/4, Sở GDĐT đã có những hướng dẫn cụ thể về việc tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2015-2016 tại Hội nghị Hướng dẫn công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp.






Khối mầm non

Các trường thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh trẻ mầm non ở từng độ tuổi và tổ chức tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn dân cư theo quy định.

Các trường tham mưu UBND phường, xã, thị trấn về công tác tuyển sinh. Phối hợp với các đơn vị khác trên địa bàn, dưới sự chỉ đạo của UBND phường, tổ chức tuyên truyền trong các tổ dân phố, thôn, xóm về chỉ tiêu, thời gian tuyển sinh ở từng độ tuổi để phụ huynh hiểu rõ, tránh gây áp lực cho công tác tuyển sinh, đưa trẻ đến trường nhập học theo đúng độ tuổi và tuyến tuyển sinh quy định. Trường hợp số trẻ đăng ký học tại trường vượt quá khả năng tiếp nhận, nhà trường phải ưu tiên tiếp nhận trẻ 5 tuổi, trẻ thuộc tuyến tuyển sinh được giao.

Trường hợp số trẻ trên địa bàn đăng ký học vượt quá quy định điều 13 Điều lệ trường mầm non, số trẻ trong mỗi nhóm lớp có thể tăng thêm nhưng phải đảm bảo được tỷ lệ số giáo viên/trẻ/lớp theo quy định tại điều này và diện tích sử dụng tối thiểu đạt 1,5 m2 /cháu.

Hồ sơ gồm: Đơn xin học (theo mẫu); Bản sao giấy khai sinh hợp lệ; Bản photo sổ hộ khẩu (không cần công chứng, kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của công an cấp phường, xã, thị trấn.

Với các trường mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ.

Tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 theo phương thức xét tuyển
Nếu có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chi tiêu tuyển sinh, các cơ sở giáo dục căn cứ vào các quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình Phòng GDĐT và UBND quận, huyện, thị xã báo cáo Sở GDĐT, không tồ chức thi tuyển sinh vào lởp 6.

Về độ tuổi: Tuồi của trẻ vào học lớp 1 là 6 tuổi (sinh năm 2009). Trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoản cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.

Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi (sinh năm 2004). Những HS được học vượt lớp hoặc được vào học tiểu học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định ở tiểu học thì tuổi vào lớp 6 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp tiểu học.

Học sinh là người dân tộc thiểu số; khuyết tật; có hoàn cảnh dặc biệt khó khăn; ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn ba tuổi so với tuổi quy định.

Học sinh không được lưu ban quá 2 lần trong một cấp học.

Hồ sơ yêu cầu như sau:

Lớp 1 gồm: Đơn xin học (theo mẫu); Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;

Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của công an cấp phường, xã, thị trấn.

Lớp 6 gồm: Đơn xin dự tuyển vào THCS (theo mẫu); Bản chính học bạ tiểu học có xác nhận đã hoàn thành chương trình tiểu học. Trường hợp bị mất học bạ thì giám đốc Sở GDĐT sẽ xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể; Bản sao giấy khai sinh hợp lệ; Bản photo sổ hộ khẩu kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của công an cấp phường, xã, thị trấn; Quyết định cho phép học vượt lớp, được vào tiểu học ở độ tuổi cao hơn độ tuổi quy định (nếu có)

Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế ở một số địa phương, phòng GDĐT có thể chỉ đạo cho phép chuyển toàn bộ hồ sơ của những hóc sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học từ các trường tiểu học sang trường THCS trên cùng địa bàn để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc nộp hồ sơ vào lớp 6.

Đối với các trường ngoài công lập, các trường có thể tuyển học sinh trên địa bàn và địa bàn khác có nguyện vọng vào học. Căn cứ vào cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên, phòng GDĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường.

Các trường phải niêm yết công khai thủ tục nhập học và tuyệt đối không được tuyển sinh trước thời gian quy định của Sở.

Theo Thanh Hùng - Infonet

Nhiệm vụ ,chức năng và các yêu cầu về trình độ đào tạo bồi dưỡng chuyên viên chính



Công chức giữ ngạch chuyên viên chính trong các cơ quan, tổ chức hành chính là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp xây dựng, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực và thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan, đơn vị.





Về nhiệm vụ

Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, nghiên cứu, tổ chức thực hiện các chiến lược, chế độ, chính sách; Xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế QLNN thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi cấp huyện, cấp tỉnh hoặc trên toàn quốc.

Chủ trì nghiên cứu và xây dựng các quy định - quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương. Có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ. Có những đề xuất về các biện pháp để nâng cao hiệu lực cũng như hiệu quả quản lý của ngành, của lĩnh vực hoặc cơ quan từ cấp huyện trở lên.

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; Xây dựng báo cáo và thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ. Tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý.

Chủ trì nghiên cứu những đề tài, đề án về quản lý nghiệp vụ, cải tiến nội dung, nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý; Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.

Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ, công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Chủ trì và tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện, xây dựng các đề án, dự án, chương trình công tác, đánh giá được tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành.

Có kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thành thục theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền. Có thể trình bày và bảo vệ được các ý kiến, nội dung đề xuất, giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao quản lý, theo dõi.

Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đang công tác; thực hiện, đề xuất các biện pháp kiểm tra, đánh giá; Tổ chức phối hợp, tổ chức kiểm tra, tổng kết thực thi chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương; Nắm được tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý.

Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải là người đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 đề tài, đề án hoặc dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp ngành hoặc cấp huyện, cấp tỉnh và được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu, đánh giá đạt yêu cầu; Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 3 năm (36 tháng).

Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác. Yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính. Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Tăng kỹ năng thực hành cho học sinh



Nhiều trường đang lồng các giờ ngoại khóa bổ ích, giàu thực tế vào chương trình đào tạo để giúp học sinh tăng kỹ năng thực hành.

Bước vào Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10, TP HCM), chúng tôi bắt gặp cảnh một nhóm học sinh (HS) đang lúi húi treo lại những giỏ hoa dọc hành lang; một số em khác hỏi cô lao công tìm vật dụng bỏ đi để tận dụng làm bồn trồng cây; một số HS lớp 8 mang tranh ảnh, bút thước ra dán thông báo tại bản tin của nhà trường… Thầy Nguyễn Thành Phát, hiệu trưởng nhà trường, cho biết không thể phủ nhận những hành động đẹp ấy được hình thành nên từ những giờ ngoại khóa và tiết học ngoài giờ lên lớp.

Rèn tính tự lập


Thầy Nguyễn Thành Phát kể: “Có lần, đang trong giờ ra chơi, bắt gặp cảnh một vài HS lớp 6 đứng sát cổng trường, há miệng cho phụ huynh đút thức ăn làm tôi trăn trở mãi. Biết là phụ huynh thương con nhưng HS của mình cũng đã lớn và phải học cách tự lập, làm sao có thể chiều chuộng và cứ… kè kè bên cạnh mãi thế được. Tiếp đó, khi thấy HS đến giờ ăn trưa là ngồi ì một chỗ, đợi các cô bảo mẫu nhắc nhở năm lần bảy lượt, mang thức ăn đến tận khay mới ăn khiến tôi nghĩ phải thay đổi”.





Từ đó, Trường THCS Nguyễn Văn Tố quy định đến giờ ăn, HS phải tự xếp hàng nhận đồ ăn, ăn xong phải tự cất khay, phân loại rác thải. “Ban đầu có thể phụ huynh cho rằng đó là cách nhà trường “bóc lột” các em nhưng tôi tin sau này phụ huynh sẽ hiểu. Những việc tuy nhỏ nhưng sẽ rèn luyện cho các em những kỹ năng sống và thực hành quan trọng” - thầy Phát nói.

Cùng lúc này, những hoạt động ngoại khóa khác cũng được tăng cường với mục đích cho HS có thêm nhiều kỹ năng. Nhà trường để các em đi phục vụ trong quán cơm từ thiện. Những mảnh đời các em gặp và tiếp xúc chắc chắn sẽ bồi dưỡng cho tâm hồn các em sự chia sẻ, yêu thương. Hay những chuyến đi xa đã tập cho các em những kỹ năng sống căn bản, biết tự nấu ăn, biết đạp xe, biết đoàn kết, phối hợp để cùng vượt qua những thử thách; biết tái chế, tận dụng những vật liệu phế thải làm đồ dùng. Có những em biết cắt may, trang trí những chiếc quần jeans cũ thành túi xách xinh xắn; những lọ thủy tinh bỏ đi nhưng qua vài nét vẽ trở thành một đồ trang trí dễ thương. Trong chuyến học tập ngoại khóa của 25 em tại Singapore vừa qua, khi trở về các em có đề nghị rất tự tin: Xin… dạy lại cho giáo viên và các bạn trong trường về cách trồng và chăm sóc cây theo mô hình của nước bạn!


Trải nghiệm ngoài sách vở

Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM) bày tỏ: Lâu nay, nhiều phụ huynh cứ nghĩ HS cứ cầm sách vở, học được kiến thức trong đó càng nhiều càng tốt nhưng đó hoàn toàn là những quan điểm sai lầm. Điều này khiến HS dễ chán học. Trong khi đó, những giờ ngoại khóa giúp học sinh có thêm kiến thức mở, trải nghiệm thực tế.

Thầy Đỗ Đức Anh cho rằng trải nghiệm là vô cùng quan trọng vì qua đó các em có thể biết nhiều điều ngoài sách vở. Một bài viết xúc động trong sách chưa hẳn khiến HS xúc động bằng cảm nhận từ thực tế. Đơn cử vừa qua, Trường THPT Bùi Thị Xuân tổ chức chuyến về nguồn, về với quê hương anh hùng Võ Thị Sáu, các em đã rất xúc động khi trực tiếp cầm nén hương đứng trước mộ chị và trực tiếp nghe nhân chứng kể lại những câu chuyện về người nữ anh hùng.

Hay như khi HS tham quan Nhà máy Điện Phú Mỹ, lâu nay những em theo học toán, lý, hóa cứ nghĩ ngành nào tuyển khối thi này cũng theo được nhưng khi tham quan quy trình sản xuất, nghe chuyên gia, công nhân nói về nghề thì các em sẽ có cái nhìn cụ thể về ngành nghề mình theo đuổi hơn. Điều này cũng giúp các em biết mình cần những kỹ năng gì để theo học.

Thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TP HCM), cho rằng bản chất của những hoạt động ngoại khóa là rất tốt và cần thiết, đúng như tên gọi chính xác là kỹ năng thực hành xã hội cho HS. Xuất phát từ thực tế, hiện nay tiết học ngoài giờ lên lớp dành cho giáo viên chủ nhiệm theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quá ít, chỉ 2 tiết/tháng khiến các trường nếu không linh hoạt, không đổi mới thì chẳng còn thời gian nào giảng dạy đạo đức, kỹ năng sống cho HS. Vì lẽ đó, những tiết sinh hoạt dưới cờ, những buổi ngoại khóa trong và ngoài trường chính là thời gian giúp HS có thêm trải nghiệm.


Hiện nay, tiết học ngoài giờ lên lớp dành cho giáo viên chủ nhiệm theo phân phối chương trình quá ít, chỉ 2 tiết/tháng, khiến các trường nếu không linh hoạt, không đổi mới thì chẳng còn thời gian nào giảng dạy đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Vấn đề về trường mầm non cho trẻ em là con của CNLĐ tại các khu kinh tế trọng điểm


Những năm gần đây, sự phát triển nhanh về kinh tế của các tỉnh, thành đã hình thành lên những khu kinh tế trọng điểm thu hút được khá đông lao động từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Đi kèm với nó là số lượng con em của những công nhân lao động nhập này cũng tăng lên không ngừng. Ngoài khó khăn về nhà ở, về quản lý trật tự an ninh xã hội thì vấn đề giáo dục cũng gây áp lực lớn cho địa phương, nhất là giáo dục mầm non.
Trên địa bàn các khu kinh tế này, theo chủ trương xã hội hóa giáo dục thì số lượng các trường mầm non, nhà giữ trẻ tư nhân có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là đối với những trẻ là con em của công nhân lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn. Vậy nên, việc xuất hiện nhiều cơ sở mầm non không đảm bảo cả về chất lượng đào tạo cũng như thiếu những giáo viên có trình độ: trung cấp sư phạm mầm non hoặc cao hơn là điều dễ hiểu.



Qua các đợt thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng thì đều phát hiện các cơ sở mầm non không đảm bảo chất lượng, không đạt chuẩn giáo dục, có những điểm khảo sát nhiều lần cũng vẫn thấy những  vi phạm, thiếu sót nhưng không hề được sửa đổi. Cá biệt có những cơ sở còn chưa được cấp phép hoạt động cũng đã tổ chức nuôi dạy cho hàng trăm trẻ nhỏ. Xuất hiện tình trạng trên thì nguyên nhân chính cũng là do cơ quan quản lý xử “nhẹ tay” để giảm bớt áp lực về nuôi giữ trẻ cho lượng lớn các gia đình là công nhân lao động làm việc tại địa phương.
Có một thực tế là hầu hết các công nhân lao động đều muốn gửi con mình vào những cơ sở mầm non đạt chuẩn, chính quy. Nhưng rất khó cho họ có thể xin cho trẻ vào những cơ sở này, một mặt vì chi phí quá cao và do thủ tục xin gửi trẻ còn nhiều bất cập, phiền hà, hoặc do những cơ sở đó cũng chưa phục vụ đủ cho yêu cầu của người dân địa phương khiến họ phải từ chối những trẻ này. Trong khi đó, việc xin gửi trẻ vào những cơ sở mầm non thiếu chuẩn lại rất dễ dàng và chi phí lại thấp nên nhiều phụ huynh là CNLĐ chọn giải pháp gửi con vào nhà trẻ này để có thời gian đi làm lo cho cuộc sống của cả gia đình dù trong lòng họ còn rất nhiều lo lắng về những cơ sở này.

Thiết nghĩ, trước những vấn đề cấp bách này, ngành GDĐT và chính quyền địa phương cần có những giải pháp tốt hơn cho vấn đề giáo dục mầm non và nhà trẻ tư nhân. Để lĩnh vực này hoạt động ngày càng nền nếp và phát triển đúng mục tiêu, ngành GDĐT và chính quyền địa phương phải có giải pháp quản lý chặt hơn, cương quyết với những hiện tượng vi phạm. Song song đó, ngành GDĐT và chính quyền địa phương cũng cần có phương án tốt hơn để đảm bảo cho mọi trẻ em đều được nuôi giữ, học tập tại những cơ sở giáo dục an toàn, chất lượng, yêu cầu về trình độ sư phạm mầm non của những người hoạt động kinh doanh hoặc đứng đầu các cơ sở này phải ngày một cao. Có như vậy, những công nhân lao động này mới có thể yên tâm làm việc và cống hiến cho sự phát triển của những khu kinh tế này.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Những lưu ý cho các bạn sinh viên khi lựa chọn ngành nghề

Lựa chọn ngành nghề là việc rất quan trọng để các bạn có nền tảng , vốn liếng để bước vào đời , Lựa chọn đúng ngành nghề giúp các bạn có cơ hội nghề nghiệp cao hơn . Học ngành nào , làm gì phù hợp với tính cách và năng lực của bản thân ? Đây là câu hỏi không chỉ một mà rất nhiều bạn tự đặt ra cho mình . Và sau đây là những ý kiến đóng góp đúng đắn và cần thiết của các chuyên gia dành cho các bạn học sinh , sinh viên . 





Những lưu ý khi bắt đầu lựa chọn :

Hiểu rõ bản thân mình

Việc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà các bạn cần rõ là hiểu chính bản thân mình ,bạn cần biết sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THPT, hãy tự trả lời những câu hỏi mà chính bản thân tự đặt ra như : Mình quan tâm đến nghề nào , có cảm tình với nghề nào , hứng thú yêu thích làm gì , việc làm đó có liên quan đến nghề nghiệp nào sau này và tại sao lại yêu thích nó ? Mình dự định sẽ làm gì để theo đuổi nghề yêu thích? Năng lực học tập của mình có đủ đáp ứng nguyện vọng thi đỗ trường đào tạo ngành đó ? hoàn cảnh cá nhân và hoàn cảnh gia đình có đủ để theo đuổi ngành nghề dự định hay không ?

Sáng suốt chọn ngành , không chạy theo số đông

Hiện nay, các ngành hot như xây dựng , kế toán , ngân hàng đã bão hòa , việc lựa chọn ngành học đối với học sinh ngày càng khó, nhu cầu về việc làm, nhu cầu tuyển dụng thay đổi nhanh chóng , những ngành hot tỷ lệ thất nghiệp tăng cao , số người học ĐH-CĐ , số người học tiếp văn bằng 2 như văn bằng 2 mầm non , văn bằng 2 du lịch … ngày càng gia tăng . Vì vậy các bạn cần nắm vững và sáng suốt khi chọn ngành để không mất thời gian cũng như tiền bạc để theo học


Nắm được nhu cầu nhân lực của từng ngành nghề

Người học có thể nắm được rất nhiều thông tin qua báo chí,các website. Để hiểu về nghề, bạn có thể tìm hiểu thông tin về dự báo nhu cầu nhânlực, về những lĩnh vực trọng điểm của địa phương; tốt hơn cả là nên vào websitecủa địa phương mình để biết định hướngphát triển trong những năm tới.

Ví dụ, bạn có thể vào trang việc làm của các báo để xem nhữngngành nào được tuyển dụng nhiều nhất và các nghề tương ứng với các ngành nàyđòi hỏi những tố chất nào; mình có đáp ứng được hay cần phấn đấu thêm. Hiệnnay, hầu hết các tỉnh, thành đều có trường TCCN, CĐ, ĐH. Vì vậy, học sinh nêntìm hiểu trường tại địa phương mình trước, bởi các trường tại địa phương đềuđào tạo theo nhu cầu của khu vực.


Theo trang thông tin điện tử “Thông cáo báo chí”, có 5 nghề dễ dẫn đến thành công nhất hiện nay,đó là: sư phạm mầm non , Quản trị Bếp và Ẩm thực ; Quản trị dịch vụ Giải trí và Thể thao – Nghề độc và lạ; Ngành hướng dẫn viên du lịch – Nghề không sợ thất nghiệp; Ngành Quảntrị Khách sạn – Công việc rất nhiều cơ hội và ngành Kế toán doanh nghiệp – Nghềgiúp doanh nghiệp thành công

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Có thể nhiều bậc phụ huynh chưa biết , chiều chuộng trẻ là hại trẻ

Quá chiều trẻ và khiến trẻ bị thụ động

Cô giáo Lan Hương – giáo viên mầm non đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ nhỏ , từng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non kể về chuyện thấy được khi đến chơi một gia đình có con nhỏ : Tiếp xúc với hai mẹ con trong một buổi chiều thôi , cô Hương nhìn ra ngay cách nuôi và giáo dục trẻ bất cập của người mẹ khi bà mẹ làm thay con mọi thứ. Chỉ cần con có biểu hiện như muốn đi vệ sinh, muốn uống nước , ăn cháo … không để con phải lên tiếng, bà mẹ đã đáp ứng ngay cho con mà không biết mình đang làm con mất đi sự chủ động cần thiết ở trẻ , làm trẻ ỷ lại và có thể dẫn đến giao tiếp kém , sống khép kín và nặng hơn là tự kỷ sau này . Nhưng không chỉ có các em nhỏ , ngay cả những em học sinh cấp 1 , cấp 2 và cả cấp 3 cũng có rất nhiều em được gia đình “chiều” theo cách như vậy , Bạn Lê Việt Hưng , là con trai út trong gia đình , lại là con trai duy nhất trong 4 chị em nên Hưng rất được chiều chuộng , là học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và kì thi đại học cam go nên mọi nhu cầu thiết yếu , các việc trong gia đinh bạn đều được bố mẹ là cho hết , ngay cả việc giao tiếp với bạn bè , họ hàng , hàng xóm , Hưng cũng được “làm hộ “ , bạn cảm thấy đang dần rơi vào trạng thái “sống khép kín” hoàn toàn với thế giới bên ngoài . Nói không quá, từ nhỏ cho đến nay, dường như Hưng chưa tự mình nói ra một câu nào tròn vành rõ chữ ngoài biểu hiện giao tiếp lắc, gật, cười cho qua chuyện , lại càng không biết bắt chuyện , giao tiếp và hòa đồng với các bạn cùng trang lứa . Thậm chí Hưng còn không dám tự mình ra ngoài ăn sáng , không dám đi chơi ngoài …. Đi khám , đi nhập học , làm chứng minh nhân dân … việc gì Hưng cũng cần mẹ kè kè bên cạnh để làm hết mọi việc. Việc duy nhất mà chàng thanh niên 19 tuổi thấy tự tin là .. chơi game , cậu có thể ngồi hàng giờ bên máy vi tính mà không cần đứng lên hay nói năng câu gì. Và , điều quan tâm nhất của bà mẹ là làm sao để sau này con mình kiếm được người vợ lo hết được mọi thứ.



Nhiều, rất nhiều bố mẹ đang “bóp nghẹt” các kỹ năng sống cơ bản của con bởi cách yêu thương sai lầm: làm hộ con, can thiệp vượt quá nhu cầu lẫn mong muốn của con.



Chúng ta đang có lớp thế hệ trẻ không biết làm gì, được bố mẹ lẽo đẽo chạy theo phục vụ mọi lúc mọi nơi. Nhiều học trò sau khi rời trường học lại vùi đầu vào sách vở hoặc ôm lấy ipad, cơm bưng nước uống đến… tận miệng. Chỉ cần chìa chân là bố mẹ, hoặc người giúp việc giúp có mặt để đi giày dép hộ. Chìa cánh tay là có người đến cởi áo…




Yêu thương hay áp đặt?


Không chỉ ở thành phố mà ngay các miền quê, không chỉ gia đình khá giả mà nhiều gia đình khó khăn cũng đang có xu hướng “hóa phép” trẻ thành những “ông trời con”.

Các ông bố bà mẹ đã trải qua một thời nghèo khổ nên khi có điều kiện, họ muốn bù đắp cho con, mong muốn con mình được hưởng thụ. Bên cạnh đó, còn xuất phát từ nhận thức sai lầm cho rằng đó là cách thể hiện tình yêu vô bờ bến với con cũng như quan niệm trẻ chỉ cần học giỏi. “Con tôi chả biết làm gì hết, chỉ được cái học giỏi” là niềm tự hào của rất nhiều ông bố bà mẹ.

Không có kỹ năng, khi vào đời trẻ chọn cách thu mình hoặc vùng vẫy trong khát vọng được tự lập. Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ cho hay, khi bố mẹ làm thay tất cả cho con đồng nghĩa với việc tước đi của con những trải nghiệm, kỹ năng và được sống là chính mình. Trong một cuốn sách của mình, chuyên gia Minh Huệ đã phải chọn tựa đề "Con muốn tự lập" đánh động đến người lớn khát vọng tự lập của trẻ em hiện nay.

"Đến một ngày, bố mẹ lại ngỡ ngàng trước sự lúng túng của trẻ. Còn trẻ sẽ bức bối trước sự o bế, sự chật chội, phụ thuộc vào vòng tay bố mẹ" - bà Huệ cảnh báo.

Nhiều gia đình “chữa cháy” bằng cách đầu tư tiền bạc đẩy con con đến các lớp học kỹ năng sống để trẻ biết tự gấp quần áo, xếp chăn màn, quét dọn… Nhưng rồi, đến các trung tâm giáo dục kỹ năng sống cũng phải “đầu hàng” vì sau chương trình, khi trở về nhà các em lại được bố mẹ phục "xóa sạch" những điều ít ỏi học được.



Ngoài việc lo lắng cho con một cách thái quá, một chuyên gia tâm lý ở TPHCM phân tích phụ huynh làm tất cả phục vụ con còn nhằm thỏa mãn chính bản thân mình. Họ đang bộc lộ sự sở hữu, áp đặt, điều khiển con theo ý mình.

Khi đứa trẻ khù khờ, yếu kém, phụ huynh thường có xu hướng… đổ lỗi cho nhà trường. Trong khi, kỹ năng sống của trẻ trước hết phải bắt đầu từ trong môi trường gia đình. Việc trẻ được phục vụ thái quá sẽ lấy mất mọi kỹ năng sống của con trẻ cũng như tác động xấu việc phát triển tâm hồn, tính cách và khả năng của con.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Nhìn nhận về đào tạo liên thông đại học qua thời gian

Có thể thấy hệ liên thông đại học đã xuất hiện ở hầu hết các trường đại học như: liên thông đại học thương mại, ĐH bách khoa, ĐHXD, Kinh tế quốc dân,...với 1 mục đích chung là đáp ứng nhu cầu học lên bậc cao hơn để nâng cao trình độ dành cho những bạn sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

Khi mới ra đời vào năm 2006, loại hình đào tạo liên thông đại học cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nâng cao trình độ kiến thức của những người theo học nó với mục đích đem những kiến thức học hỏi được áp dụng vào công việc thực tế hoặc với mong muốn sẽ tìm được những công việc ổn định với tấm bằng đại học trong tay. Tuy nhiên, qua nhiều năm thì loại hình này cũng đã phần nào bộc lộ những yếu kém trong khâu đào tạo của nó, có thể đưa ra những ví dụ điển hình như là: chạy tiền để có thể vượt qua các kỳ thi, chạy lấy bằng khá, giỏi trong khi trình độ không đáp ứng được chương trình và cả những vấn đề trong khâu quản lý của nhiều trường,...dẫn đến hậu quả của nó là sự đào tạo tràn lan, thiếu chất lượng mà vẫn được gọi là sự bão hòa bằng đại học. Điều này, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới những người theo học với mục đích chân chính và có khả năng thực sự.

liên thông đại học thương mại 2015 - hướng đi đúng đắn dành cho các bạn trẻ

Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 55 nhằm mục đích chấn chỉnh lại loại hình đào tạo này để đưa nó về với đúng mục đích của nó. Dù Thông tư này đã đem đến những hiệu quả nhất định nhưng vẫn vấp phải không ít những ý kiến phản đối mà chủ yếu đến từ giới học sinh, sinh viên. Có những bạn đã nói rằng sau khi tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng nếu phải đợi 36 tháng thì mới có thể tham dự các kỳ thi do các trường Đại học tổ chức thì trong thời gian đó các bạn phải làm gì, với tấm bằng trung cấp, cao đẳng trong tay liệu các bạn có thể xin được việc làm hay không? Hoặc là sau thời gian ấy, liệu các bạn có còn đủ kiến thức để tham gia kỳ thi tuyển sinh liên thông đó hay không khi mà việc phải đi làm trái ngành nghề là rất phổ biến. Còn nếu tham dự ngay kỳ thi tuyển sinh đại học chung của cả nước thì các bạn cũng đã bị hổng lượng kiến thức THPT rất lớn và liệu có thể trúng tuyển được không? Việc yêu cầu những sự thay đổi là điều tất yếu. Và mới đây Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Thông tư sửa đổi với những thay đổi được cho là phù hợp với thực tiễn và mở ra những cơ hội lớn hơn cho những sinh viên muốn thi liên thông đại học để nâng cao trình độ cho bản thân với việc cho phép người học có thể tham gia ngay các kỳ thi bằng 2 hình thức đó là xét tuyển và thi tuyển. Điều này lại làm dấy lên những nghi ngờ về việc loại hình này sẽ trở lại như thời chưa có Thông tư 55. Để giải quyết vấn đề này, có rất nhiều ý kiến cho rằng việc cải thiện chất lượng đào tạo và thắt chặt đầu ra sẽ là một giải pháp tối ưu để đưa chất lượng đào tạo liên thông đi đúng hướng với việc tạo ra nó.