Có thể thấy hệ liên thông đại học đã xuất hiện ở hầu hết các trường đại học như:
liên thông đại học thương mại, ĐH bách khoa, ĐHXD, Kinh tế quốc dân,...với 1 mục đích chung là đáp ứng nhu cầu học lên bậc cao hơn để nâng cao trình độ dành cho những bạn sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.
Khi mới ra đời vào năm 2006, loại hình đào tạo liên thông đại học cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nâng cao trình độ kiến thức của những người theo học nó với mục đích đem những kiến thức học hỏi được áp dụng vào công việc thực tế hoặc với mong muốn sẽ tìm được những công việc ổn định với tấm bằng đại học trong tay. Tuy nhiên, qua nhiều năm thì loại hình này cũng đã phần nào bộc lộ những yếu kém trong khâu đào tạo của nó, có thể đưa ra những ví dụ điển hình như là: chạy tiền để có thể vượt qua các kỳ thi, chạy lấy bằng khá, giỏi trong khi trình độ không đáp ứng được chương trình và cả những vấn đề trong khâu quản lý của nhiều trường,...dẫn đến hậu quả của nó là sự đào tạo tràn lan, thiếu chất lượng mà vẫn được gọi là sự bão hòa bằng đại học. Điều này, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới những người theo học với mục đích chân chính và có khả năng thực sự.
Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 55 nhằm mục đích chấn chỉnh lại loại hình đào tạo này để đưa nó về với đúng mục đích của nó. Dù Thông tư này đã đem đến những hiệu quả nhất định nhưng vẫn vấp phải không ít những ý kiến phản đối mà chủ yếu đến từ giới học sinh, sinh viên. Có những bạn đã nói rằng sau khi tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng nếu phải đợi 36 tháng thì mới có thể tham dự các kỳ thi do các trường Đại học tổ chức thì trong thời gian đó các bạn phải làm gì, với tấm bằng trung cấp, cao đẳng trong tay liệu các bạn có thể xin được việc làm hay không? Hoặc là sau thời gian ấy, liệu các bạn có còn đủ kiến thức để tham gia kỳ thi tuyển sinh liên thông đó hay không khi mà việc phải đi làm trái ngành nghề là rất phổ biến. Còn nếu tham dự ngay kỳ thi tuyển sinh đại học chung của cả nước thì các bạn cũng đã bị hổng lượng kiến thức THPT rất lớn và liệu có thể trúng tuyển được không? Việc yêu cầu những sự thay đổi là điều tất yếu. Và mới đây Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Thông tư sửa đổi với những thay đổi được cho là phù hợp với thực tiễn và mở ra những cơ hội lớn hơn cho những sinh viên muốn thi liên thông đại học để nâng cao trình độ cho bản thân với việc cho phép người học có thể tham gia ngay các kỳ thi bằng 2 hình thức đó là xét tuyển và thi tuyển. Điều này lại làm dấy lên những nghi ngờ về việc loại hình này sẽ trở lại như thời chưa có Thông tư 55. Để giải quyết vấn đề này, có rất nhiều ý kiến cho rằng việc cải thiện chất lượng đào tạo và thắt chặt đầu ra sẽ là một giải pháp tối ưu để đưa chất lượng đào tạo liên thông đi đúng hướng với việc tạo ra nó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét