Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Định kiến về việc học các ngành kỹ thuật

   Theo xu hướng kinh tế thị trường hiện nay , các khối ngành nghề kinh tế luôn được các bạn trẻ chọn lựa và là ưu tiên hàng đầu . Thực tế cũng cho thấy các trường như KTQD hay đại học thương  mại , ngoại thương luôn được đông đảo các thí sinh đăng ký thi vào , chỉ tiêu năm nào cũng thiếu . Mới đây trên mạng xã hội Facebook , một bạn học ngành kỹ thuật đã đi làm được 5 6 năm phát biểu rằng “ Muốn sạch sẽ thơm tho , quần áo là lượt như dân văn phòng , vợ đẹp con khôn thì đừng học kỹ thuật “ đang gây sốt và dấy lên những ý kiến trái chiều từ các bạn trẻ .

   Thực tế ở nước ta hiện nay , việc thừa thày thiếu thợ , thừa cử nhân thiếu công nhân , thừa nhân lực ngành kinh tế và thiếu nhân lực ngành kỹ thuật  đang diễn ra rõ ràng trước mắt  . Mỗi năm các trường trung cấp , cao đẳng , đại học cho ra hàng trăm nghìn kế toán viên , cử nhân quản trị kinh doanh … trong khi số kỹ sư , thợ lành nghề tốt nghiệp từ các chương trình của các trường chuyên ngành như tốt nghiệp đại học xây dựng , công nghiệp chính quy , hay tốt nghiệp liên thông đại học công nghiệp hà nội …  thì chưa tới một phần ba . Vì vậy không có gì lạ khi hiện nay khan hiếm nhân lực trong ngành này và mức lương đãi ngộ cũng tốt hơn . Ví dụ cụ thể các sinh viên mới tốt nghiệp đi làm kế toán thường có mức lương khởi điểm khoảng 3 tới 4 triệu một tháng thì với các bạn đi làm lập trình , thiết kế xây dựng , gia công cơ khí điện tử mức khởi đầu thường nhỉnh hơn , khoảng từ 5 tới 6 triệu đồng một tháng . Cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực kỹ thuật cũng được đánh giá là khả quan hơn khá nhiều .


Học các ngành kỹ thuật đang là hướng đi mới của nhiều bạn


   Không phủ nhận việc học các ngành kỹ thuật sẽ vất vả hơn đôi chút với các bạn học các khối ngành kinh tế . Nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu rộng ra là các ngành kỹ thuật không chỉ là máy móc , điện máy , cơ khí , các ngành kỹ thuật còn bao gồm các công việc cũng “ngồi một chỗ “ như lập trình , phát triển web , thiết kế xây dựng …. Nên không thể nói như ý kiến của bạn trên kia được .

   Ở các nước phát triển như Anh , Pháp , Mỹ , NewZealand … các khoa kỹ thuật của các trường đại học lớn và trung bình luôn có lượng sinh viên theo học đông đảo , có nhiều trường còn đông hơn cả những khoa kinh tế , vậy tai sao ở Việt Nam lại có tình trạng như vậy ? Một phần có lẽ là do sự mất cân bằng cán cân trong xã hội hiện nay ở các ngành nghề và định kiến còn khá sâu của đông đảo người dân với các ngành kỹ thuật hiện nay .


1 nhận xét: